Mạch đập ở cổ tay khi mang thai thường nhanh hơn do cơ thể tăng cường bơm máu để nuôi thai nhi. Vậy, nhìn cổ tay biết có thai không? Cách bắt mạch biết có thai như thế nào? Sau đây, phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ đến bạn đọc nội dung chi tiết.
Nhịp tim của nữ giới trong trạng thái bình thường chỉ khoảng 70 nhịp/phút, nhịp tim của phụ nữ trong thai kỳ trong khoảng 80 - 85 nhịp/phút. Nguyên nhân khi mang thai, tim của thai phụ sẽ cần phải làm việc nhiều hơn, bơm máu đến tử cung để nuôi lớn thai nhi. Dựa vào hiện tượng mạch đập tăng cao có thể bắt mạch & nhìn cổ tay biết có thai hay không, đây cũng là một dấu hiệu mang thai điển hình.
Tuy nhiên, chỉ dựa vào mạch đập tăng cao thì rất khó có thể kết luận chính xác chị em có đang mang thai không. Bởi vì, chị em có nhịp tim tăng cao có thể nhiều nguyên nhân khác như: do tâm lý căng thẳng, lo âu, vừa chạy bộ, tập thể dục xong…
Bắt mạch biết có thai chị em có thể tự làm tại nhà, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện thành công.
Chị em thực hiện bắt mạch cổ tay như sau:
Lưu ý, chị em không sử dụng ngón tay cái dùng để bắt mạch vì ngón cái có mạch riêng, không thể cho ra kết quả chính xác. Bên cạnh đó, khi bắt mạch đếm nhịp chị em cần kiên nhẫn, để tay bắt mạch nhẹ nhàng, từ từ cảm nhận nhịp đập của mạch máu.
Ngoài ra, chị em có thể thực hiện bắt mạch thêm vài lần để có thể có được kết quả bắt mạch chính xác.
Tính chính xác không được đánh giá cao vì có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tim đập nhanh như: hồi hộp lo âu, cao huyết áp... vậy nên phương pháp này chỉ nên dùng để tham khảo. Để có kết quả chính xác hơn, chị em nên khám bác sĩ cũng như sử dụng que thử thai hoặc siêu âm thai. Bên cạnh đó, để biết đúng, chính xác số nhịp tim trên một phút, chị em cần thực hiện bắt mạch đúng cách, thở đều, tránh thở gấp, không nên hoạt động mạnh trước khi thực hiện đếm số nhịp mạch đập.
Hiện tượng nhịp tim đập nhanh mạnh, số lần nhịp tim đập trên phút cao hơn bình thường cũng là một trong những dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm mà không phải là đang mang thai như bệnh lý về tim mạch, suy thận, đột quỵ, thần kinh… Khi thấy nhịp tim tăng mạnh bất thường, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân.
Dấu hiệu nhịp tim đập nhanh và mạnh hơn bình thường chỉ là một trong những dấu hiệu có thể các chị em đã mang thai. Để biết chính xác bản thân có mang thai không, chị em cần nhận biết và tìm hiểu một số tình trạng khi mang thai sau:
Máu báo thai là một trong những dấu hiệu sớm và ban đầu giúp các chị em xác định bản thân đã mang thai. Máu báo thai sẽ có đặc điểm khác với máu kinh nguyệt, nhiều chị em dễ bị nhầm lẫn, vì vậy chị em cần chủ động quan sát, tìm hiểu để dễ dàng phân biệt và nhận biết. Máu báo thai có lượng máu khá ít, có màu nhạt, xuất hiện một vài giọt vào giai đoạn đầu thai kỳ, khi thai mới làm tổ trong buồng tử cung.
Ốm nghén là một trong những biểu hiện đặc trưng và rõ ràng cho thấy chị em đang mai thai. Chị em thường cảm thấy buồn nôn, bị nôn khan, kén ăn, nhạy cảm mùi đồ ăn, những mùi khó chịu, cảm giác bị chướng bụng, đầy bụng… Tình trạng ốm nghén thường diễn ra ngay từ những ngày đầu của thai kỳ, có thể kéo dài từ 3 - 4 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Chị em khi mang thai sẽ cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, chị em thường cảm thấy nóng hơn người bình thường. Chị em cũng sẽ bị tăng cân, mặc dù không đáng kể khi mới mang thai nhưng chị em có thể chú ý những đặc điểm này để biết bản thân mình có mang thai hay không.
Ngoài ra, khi mang bầu, chị em thường dễ gặp phải một số biểu hiện như đau lưng, cơ thể mệt mỏi, uể oải, thường xuyên chóng mặt… Thời kỳ đầu mang thai, nội tiết tố cơ thể thay đổi cũng như tình trạng mẹ bầu dễ bị thiếu máu, sẽ dẫn đến những hiện tượng này là điều rất bình thường. Tuy nhiên, thai phụ cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, giàu vitamin, sắt đam, ngủ đủ giấc, sinh hoạt khoa học, lành mạnh… để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé cũng như hỗ trợ thai kỳ thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Thèm ngủ là biểu hiện rất phổ biến mà nhiều chị em gặp phải khi mang thai. Nội tiết tố cơ thể thay đổi khiến chị em cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn mặc dù đã ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ trong giai đoạn đầu thai kỳ, người thân, gia đình thai phụ cần chú ý chăm sóc thai phụ cũng như thấu hiểu, hạn chế gây áp lực căng thẳng, không tốt cho sức khỏe các chị em đang mang thai cũng như sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ.
Khi mang thai, trong cơ thể thai phụ có thêm một nơi tiêu thụ và lấy dinh dưỡng, để nuôi lớn thai nhi, do đó mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn, muốn ăn. Các chị em thường muốn ăn các món ăn khác nhau, các chị em và gia đình cần chú ý bổ sung thực đơn ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất cho mẹ bầu để vừa có thể đáp ứng nhu cầu ăn uống của thai phụ, vừa tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Khi mang bầu, cơ thể thai phụ cũng như nội tiết cơ thể có sự thay đổi, chị em rất nhạy cảm, có tâm trạng thất thường, lúc vui, lúc buồn và dễ nổi nóng. Chị em thai phụ đôi khi còn tự tạo áp lực cho mình, vì vậy chồng và gia đình cần biết thấu hiểu, chia sẻ cảm thông với thai phụ, hạn chế tình trạng thai phụ mắc trầm cảm trước, trong và sau sinh, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mẹ bầu và em bé.
Bài viết cùng chủ đề:
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thêm hiểu biết cũng như giải đáp được câu hỏi: Nhìn cổ tay biết có thai chính xác không? Nếu bạn đọc và người bệnh còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào cần được tư vấn giải đáp thì hãy liên hệ phòng khám phụ khoa Hà Nội qua số hotline 0325 780 327 để được các bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ kịp thời nhé. Chúc mọi người luôn có một sức khỏe tốt!
https://phathaithaiha.webflow.io