15 triệu chứng, dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên

Tác giả:
phathaithaiha
update on
September 19, 2023
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ tại phòng khám Thái Hà

Tổng hợp 15 dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ tuổi trung niên. Tuy những triệu chứng tiền mãn kinh khá khó chịu nhưng nếu chuẩn bị tốt tinh thần chị em vẫn dễ dàng vượt qua.

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Tiền mãn kinh, mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh (có tên tiếng anh Perimenopause) là quá trình cơ thể chuyển đổi tự nhiên trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh, kết thúc khả năng sinh sản của mình. Khi phụ nữ đến độ tuổi từ 45 – 55 cơ thể sẽ xuất hiện những thay đổi về nồng độ estrogen, progesterone cùng với đó là sự suy giảm của buồng trứng cũng như sự mất cân bằng do nội tiết tố nữ gây nên.

Mãn kinh là thời điểm buồng trứng của người phụ nữ trong thời kỳ trung niên bước sang tuổi già hoàn toàn ngưng sản xuất các loại hormone estrogen và progesterone. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết giai đoạn mãn kinh là quá trình kinh nguyệt của bạn sẽ dừng hẳn trong thời gian một năm, trừ các trường hợp mất kinh do mắc phải các bệnh lý khác. Thời kỳ mãn kinh xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến các chức năng sinh dục từ từ biến mất, cơ quan sinh sản teo dần và chị em sẽ không thể mang thai được nữa.

34 triệu chứng, dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ

Dấu hiệu tiền mãn kinh

Nữ giới khi đến thời kỳ tiền mãn kinh sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ rệt do suy giảm hormone estrogen & progeserone. Vậy những dấu hiệu tiền mãn kinh (dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt) là gì? Mời chị em hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!

1. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Theo thống kê khoảng hơn ¼ phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh bị kinh nguyệt không đều. Một số hiện tượng thường thấy như: thưa kinh, kinh nguyệt tới sớm hoặc muộn hơn, lượng máu kinh chảy ít hoặc nhiều, số ngày hành kinh ngắn hoặc dài hơn bình thường,…

Thông thường đối với một chu kỳ kinh nguyệt ổn định sẽ kéo dài trong thời gian từ 7 ngày trở lên. Nếu tình trạng cơ thể của nữ giới không xuất hiện kinh nguyệt trong khoảng thời gian từ 60 ngày trở lên thì có nghĩa là chị em đang trong giai đoạn tiền mãn kinh muộn. Nguyên nhân gây ra vấn đề rối loạn kinh nguyệt có thể là quá trình phóng thích buồng trứng không ổn định do lượng hormone estrogen không tiết ra nhiều. Ngoài ra tình trạng kinh nguyệt không đều cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân chị em mắc phải một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.

2. Cơ thể bốc hỏa và đổ nhiều mồ hôi về đêm

Theo thống kê có đến hơn 75% nữ giới gặp phải tình trạng tiền mãn kinh khiến họ sẽ luôn cảm thấy khó chịu, nóng bức và mệt mỏi. Phần lớn các cơn bốc hoả xuất hiện sẽ khiến nữ giới cảm thấy nóng bức bất thường, nóng đột ngột từ ngực tới vai và nóng liên tục từ cổ lên mặt.

Các cơn bốc hỏa thường xuất hiện thường xuyên, kéo dài từ 2-3 phút hoặc lâu hơn, đặc biệt là khi bạn đang chìm vào giấc ngủ. Xuất hiện cơn bốc hoả sẽ khiến chị em có biểu hiện tim đập nhanh hơn và khi cơn bốc hoả đi qua sẽ để lại những cảm giác ớn lạnh. Ngoài ra chị em cũng có thể gặp phải hiện tượng vã mồ hôi vào ban đêm, nhiều người còn phải thay quần áo và thay ga giường liên tục do tình trạng ướt đẫm cơ thể.

3. Tăng cân không kiểm soát

Dấu hiệu tiền mãn kinh tiếp theo mà nữ giới thường gặp phải đó chính là sự tăng cân mất kiểm soát do cơ thể chậm chuyển hoá. Chị em có độ tuổi càng cao thì quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra càng chậm, đồng thời kèm theo đó là những tâm lý lo âu, mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ,…xảy ra thường xuyên sẽ làm các tế bào mỡ trắng trong cơ thể nhanh chóng bị tích tụ lại. Thời điểm xuất hiện tiền mãn kinh do nồng độ hormone estrogen giảm đi sẽ khiến cơ thể bị tích tụ lại nhiều chất béo và khả năng đốt cháy chất béo cũng bị gián đoạn một cách đáng kể.

Khi độ tuổi càng cao việc con người lười vận động sẽ càng tăng và chế độ ăn uống vô tội vạ sẽ luôn xảy ra. Hậu quả cho giai đoạn tiền mãn kinh sẽ khiến chị em bị tăng cân một cách nhanh chóng, vóc dáng không còn thon thả, nuột nà như trước đây. Đặc biệt các vị trí như vùng bụng, vùng eo, bắp tay và vùng đùi cũng sẽ xuất hiện rất nhiều mỡ thừa. Quá trình tăng cân đột ngột sẽ làm nữ giới tăng nguy cơ mắc các bệnh về béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường tuyp 2, bệnh về hô hấp, tim mạch, ung thư vú,…

4. Mất ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ

Nữ giới đang trong thời kỳ mãn kinh sẽ có những sự thay đổi về nội tiết tố, điển hình là nội tiết tố bị xáo trộn, không ổn định sẽ tác động rất nhiều đến vấn đề giấc ngủ của bản thân. Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nữ giới sẽ thường khó ngủ, mất ngủ vào những buổi đêm, đêm ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức giấc và ngủ không ngon. Tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên vào ban đêm và kèm theo đó là hiện tượng vã mồ hôi nghiêm trọng.

Tình trạng mất ngủ diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của chị em sau này. Để có thể cải thiện một giấc ngủ ngon, chị em cần duy trì cho mình một thói quen tốt, thực hiện đi ngủ vào cùng một thời điểm buổi tối nhất định, ngủ trước 23h tối và tránh ngủ quá nhiều trong thời gian các buổi trưa trong ngày. Ngoài ra, chị em đang trong giai đoạn mãn kinh cũng cần tránh sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều và không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

5. Ham muốn tình dục sụt giảm

Song song với các triệu chứng mãn kinh trên thì một số chị em khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh cũng cho biết họ luôn cảm thấy hết hứng thú khi quan hệ tình dục, nhu cầu ham muốn tình dục bị suy giảm, bị lãnh cảm và thậm chí mỗi lần thực hiện quan hệ tình dục sẽ luôn có cảm giác đau rát.

Sự sụt giảm về nội tiết tố estrogen khiến các mô âm đạo có thể mất đi chất bôi trơn và độ đàn hồi vốn có của mình. Vấn đề này còn được gọi là teo âm đạo, nó sẽ làm cho thành âm đạo trở nên mỏng, khô, dễ rách và hoạt động kém linh hoạt. Nồng độ hormone estrogen thấp cũng sẽ là nguyên nhân khiến nhiều chị em dễ bị nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu. Chính vì vậy mà đã có không ít chị em phụ nữ tìm đến các biện pháp, sản phẩm duy trì nội tiết tố ổn định giúp cơ thể hồi xuân và nâng cao chất lượng thăng hoa trong mỗi lần thực hiện quan hệ tình dục.

6. Mật độ xương giảm, loãng xương

Nội tiết tố estrogen là một loại hormone có nhiệm vụ bảo vệ và cân bằng sức khoẻ của hệ xương khớp trong cơ thể của con người. Khi chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, lượng hormone estrogen sụt giảm và kéo theo đó là những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp khiến xương giòn và dễ gây hơn so với trước đây.

Biểu hiện của tình trạng này xuất hiện điển hình và dễ nhận biết nhất đó chính là mật độ của xương nhanh chóng mất đi, xương dễ bị xốp, trở nên giòn hơn, dễ hình thành hiện tượng bị loãng xương và dễ bị gãy đi. Để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả, chị em cần bổ sung cho mình những loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất tốt như canxi, vitamin D,…Các loại dưỡng chất này có chứa nhiều trong các loại đồ ăn như hạnh nhân, phô mai, cá hồi, trứng cá, sữa, nấm, sữa chua, hạt điều,…Bên cạnh đó chị em cũng nên kết hợp một chế độ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để có thể tăng thêm sức dẻo dai cho cơ thể.

7. Khô âm đạo

Nữ giới bước vào giai đoạn mãn kinh khiến nồng độ nội tiết tố estrogen bị thay đổi một cách nhanh chóng, dẫn đến tình trạng âm đạo tiết ít khí hư hơn bình thường. Khi âm đạo của chị em không còn độ ẩm, dễ bị khô hạn, mỏng hơn, không còn độ đàn hồi so với thời còn trẻ sẽ khiến quá trình thực hiện giao hợp trở nên khó chịu, đau rát và thậm chí là chảy máu mỗi khi thực hiện quan hệ tình dục.

Vấn đề khô âm đạo là một trong những triệu chứng tiền mãn kinh điển hình mà chị em có thể dễ dàng nhận thấy. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến nữ giới luôn trong tình trạng e ngại khi gần gũi với bạn tình của mình, thậm chí là trốn tránh, cáu gắt và không còn hứng thú trong mỗi lần thực hiện quan hệ tình dục nữa. Dấu hiệu tiền mãn kinh khô âm đạo có thể khiến mối quan hệ của bạn bị xáo trộn và trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

8. Suy giảm chức năng sinh sản

Dấu hiệu tiền mãn kinh tiếp theo mà chị em có thể gặp phải trong giai đoạn mãn kinh của mình đó chính là chức năng sinh sản bị suy giảm một cách nhanh chóng. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến quá trình phóng thích trứng của buồng trứng gặp nhiều rối loạn. Số lượng trứng được phóng thích ra sẽ ít hơn rất nhiều so với trước đây, nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản khiến nhiều chị em khó thụ thai và khó có con một cách tự nhiên.

Đối với những chị em chuẩn bị bước vào độ tuổi trung niên nhưng vẫn muốn có con một cách tự nhiên thì cần phải có sự can thiệp của nền y học hiện đại. Duy trì cơ thể có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng ổn định thì quá trình thụ thai vẫn có thể xảy ra. Nếu trường hợp chị em không muốn có con nữa thì vẫn nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn cho đến khi bạn không có kinh nguyệt hoàn toàn trong vòng 12 tháng liên tục.

9. Suy giảm trí nhớ, khó tập trung

Triệu chứng tiền mãn kinh tiếp theo mà nhiều chị em gặp phải trong giai đoạn chuyển hoá từ độ tuổi 45 – 55 tuổi đó chính là sự suy giảm về chức năng ngôn ngữ và trí nhớ của mình. Khi phụ nữ bước vào tuổi trung niên, bạn có thể gặp phải nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin mới hoặc truy xuất những thông tin cũ diễn ra một cách chậm chạp.

Triệu chứng điển hình trong giai đoạn tiền mãn kinh về suy giảm trí nhớ mà nữ giới gặp phải nhiều hiện nay như hay quên, không tập chung, khó ghi nhớ được những đồ vật, các cuộc nói chuyện và sự việc,…Quá trình suy giảm nồng độ hormone estrogen cùng tình trạng bốc hoả hay gián đoạn giấc ngủ liên tục cũng sẽ làm chị em bị thay đổi về tâm trạng,…Tuy nhiên, đừng lo lắng quá nhiều về tình trạng này bởi chúng sẽ dần mất đi khi chị em bước vào giai đoạn mãn kinh.

10. Trầm cảm, lo âu và thay đổi tâm trạng

Theo thống kê ước tính có đến 23% phụ nữ phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh với các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, lo âu hay thay đổi tâm trạng một cách đột ngột. Các thay đổi về tâm trạng xuất phát từ nguyên nhân do nồng độ estrogen thay đổi bất ngờ khiến hệ thần kinh và não bộ phải thay đổi theo.

Giai đoạn tiền mãn kinh thường khiến chị em luôn trong tình trạng cáu gắt, nóng giận, bực bội, tâm trạng nhạy cảm quá mức, dễ lo lắng, buồn phiền, chán nản và stress kéo dài. Nếu chị em không được khắc phục và giải toả kịp thời tình trạng lo lắng, căng thẳng sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

11. Thay đổi nồng độ hormone Cholesterol

Thay đổi nồng độ hormone Cholesterol là một trong những triệu chứng tiền mãn kinh không thể không kể đến. Khi nồng độ hormone cholesterol thay đổi, hệ trục não bộ, tuyến yên và buồng trứng cũng sẽ không ổn định, nội tiết tố nữ vì thế mà cũng bị suy giảm một cách nhanh chóng.

Việc hormone estrogen suy giảm có thể dẫn đến nhiều thay đổi mang tính bất lợi về nồng độ hormone cholesterol trong máu. Quá trình tiền mãn kinh sẽ làm tăng lượng hormone cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) xấu và giảm lượng hormone cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) tốt trong máu, chúng sẽ góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao ở nữ giới.

12. Nhiễm trùng đường tiểu

Một căn bệnh thường gặp khi chị em đến độ tuổi tiền mãn kinh do thiếu hụt lượng hormone estrogen là vấn đề nhiễm trùng đường tiểu. Khi đến giai đoạn mãn kinh, lượng hormone estrogen của phụ nữ bị suy giảm khiến âm đạo mỏng hơn, khô hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và nảy nở gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiểu là rất lớn.

Chị em bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ gặp phải một số triệu chứng khác lạ như tiêu không tự chủ, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu thường xuyên, khó kiểm soát được thời gian tiểu tiện, tiểu rắt, tiểu són, tiểu rát,…Theo các thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu ở độ tuổi trung niên trên 65 tuổi xấp xỉ cao hơn gấp đôi so với phụ nữ ở những độ tuổi thấp hơn.

13. Chóng mặt

Nguyên nhân gây ra những hiện tượng chóng mặt thường do nồng độ hormone estrogen suy giảm và không ổn định. Đa phần phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ gặp phải hiện tượng chóng mặt kèm theo đó là một số hiện tượng khác như hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, cơ thể yếu,…

Nếu hiện tượng chóng mặt diễn ra một cách dữ dội thì chị em nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có thể có thể kiểm tra cụ thể nếu nguyên nhân đau đầu là do một số bệnh lý gây nên. Bên cạnh đó tình trạng chóng mặt cũng có thể khắc phục bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn thường xuyên mỗi ngày.

14. Đau nhức cơ thể

Đau nhức cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ là một trong những thuật ngữ miêu tả tình trạng cơ thể của nữ giới bắt đầu thay đổi với những cơn đau nhức ở xương khớp, tê bì tay chân, thậm chí là thoái hoá các mô sụn khớp, thoái hoá cột sống,…

Phụ nữ khi đến độ tuổi trung niên, buồng trứng bắt đầu suy yếu do lượng hormone estrogen không sản xuất đủ và duy trì độ chắc khỏe cho xương. Từ đó gây nên các hiện tượng đau nhức xương khớp, xương khớp yếu giòn, đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân,…Để có thể cải thiện tình trạng đau nhức cho cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh, chị em nên thực hiện thăm khám định kỳ, bổ sung nhiều canxi, ăn uống đầy đủ các dưỡng chất tốt, thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập nhẹ nhàng và thường xuyên tắm nắng cho cơ thể hàng ngày.

15. Nhan sắc tàn phai: Các vấn đề về da và tóc

Ngoài những dấu hiệu tiền mãn kinh trên thì một số chị em còn có thể xuất hiện tình trạng bất thường liên quan đến làn da như không còn tính đàn hồi, dễ bị khô, hình thành nhiều nếp nhăn, da dễ bị kích ứng, có hiện tượng mỏng đi, bầm tím, thậm chí là xuất hiện nhiều tàn nhang, nám, những vết chân chim, đồi mồi.

Một vài chị em khác trên bề mặt da còn xuất hiện nhiều mụn trứng cá, các nốt phát ban trên da và tình trạng hồi phục những tổn thương trên da sẽ diễn ra lâu hơn so với thời còn trẻ. Bên cạnh đó cả hai loại hormon là estrogen và progesterone cũng sẽ bị suy giảm và là nguyên nhân chính khiến tóc của chị em thường xuyên bị rụng nhiều, không còn chắc khoẻ, chậm phát triển và thậm chí là dễ bị chuyển màu sang trắng.

Chủ đề liên quan:

Khắc phục & điều trị triệu chứng tiền mãn kinh

Bác sĩ căn cứ vào dấu hiệu tiền mãn kinh nhẹ hay nặng của mỗi người để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cụ thể như:

Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì?

Đối với những trường hợp chị em xuất hiện các dấu hiệu tiền mãn kinh nặng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc bổ sung lượng hormon Progesteron

Cơ thể bị tiền mãn kinh, phụ nữ có thể bổ sung cho mình thêm nhiều loại thuốc có chứa progestin tổng hợp hoặc progesterone tự nhiên trong trường hợp cơ thể thiếu hormone progesterone và cường hormone estrogen.

  • Viên uống tránh thai nội tiết kết hợp

Viên uống tránh thai nội tiết kết hợp được sử dụng nhiều đối với những trường hợp cơ thể của nữ giới bị thiếu lượng hormone estrogen tương đối. Mục đích của việc sử dụng viên uống tránh thai nội tiết kết hợp sẽ giúp phụ nữ cải thiện hiệu quả các triệu chứng tiền mãn kinh ban đầu và hỗ trợ cơ thể phòng ngừa vấn đề mang thai ngoài ý muốn một cách hiệu quả.

Ngoài ra, đối với những người phụ nữ không mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao, bệnh mạch vành, người thường xuyên hút thuốc lá cũng có thể sử dụng viên uống tránh thai nội tiết kết hợp khi bước vào thời kỳ mãn kinh của mình.

  • Liệu pháp Estrogen đơn thuần không kèm Progestogen

Đối với những trường hợp chị em không còn tử cung do thực hiện các cuộc phẫu thuật cắt bỏ thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện điều trị chứng tiền mãn kinh bằng liệu pháp estrogen đơn thuần không kèm progesterone để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của chị em và phòng tránh một số vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.

  • Kháng viêm Non – steroid (NSAID)

Kháng viêm Non – steroid (NSAID) thực chất là nhóm thuốc được sử dụng đối với chị em xuất hiện nhiều triệu chứng tiền mãn kinh như đau đầu, đau bụng kinh, đau nửa đầu, kháng viêm, hạ sốt,…Loại thuốc kháng viêm Non – steroid (NSAID) được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, dạng uống, dạng tiêm, gel bôi, kem bôi, thuốc đạn,…

Các phương pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh trên đều có tác dụng hỗ trợ và hạn chế phần nào những khó chịu và tiêu cực trong cơ thể của mỗi người. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào vào trong cơ thể thì chị em cũng cần phải tuân thủ theo đúng sự chỉ định kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc trôi nổi bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của nữ giới sau này. Đồng thời, chị em nên kiên nhân sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng tiền mãn kinh theo đúng thời gian chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có thể phát huy hết tác dụng đáng kể của chúng và cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả.

Khắc phục triệu chứng tiền mãn kinh hiệu quả tại nhà

Ngoài các biện pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh bằng thuốc thì chị em cũng có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục triệu chứng tiền mãn kinh hiệu quả tại nhà dưới đấy:

  • Lập kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi khoa học

Để mang lại kết quả điều trị triệu chứng tiền mãn kinh đạt hiệu quả cao thì chị em luôn phải giữ cho mình một tâm lý thoải mái, ổn định, vui vẻ, tránh những muộn phiền, suy nghĩ tích cực, giảm thiểu căng thẳng, lo âu và những mệt mỏi hàng ngày trong cuộc sống. Bên cạnh đó nên dành cho bản thân mình thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi, đọc sách, xem phim, thực hiện những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng dài ngày,…

Nên để cơ thể tránh gặp phải những cảm giác lo âu, buồn phiền trong lòng mà hãy chia sẻ cho một vài người bạn đáng tin cậy của mình như cha mẹ, người chồng và bạn bè. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày nên sắp xếp thời gian làm việc một cách hợp lý, điều độ, tránh lựa chọn những công việc nặng nhọc, quá sức,…

  • Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết

Trong độ tuổi tiền mãn kinh, khối lượng cơ thể bắt đầu sụt giảm, do đó phụ nữ cần phải bổ sung cho mình thêm nhiều hàm lượng protein cao trong mỗi khẩu phần ăn, bởi hormone protein sẽ hỗ trợ duy trì cân bằng khối lượng của cơ thể. Một số thực phẩm giàu hàm lượng protein như thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, cá, các loại đậu,…

Axit béo omega 3 và omega 6 có liên quan đến việc giảm viêm, cải thiện tâm trạng và phòng ngừa triệu chứng tiền mãn kinh do trầm cảm gây ra rất tốt. Bởi vậy, cơ thể của chị em rất cần thiết cho việc bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 và omega 6 như cá ngừ, cá thu, cá trích, dầu mè, đậu nành, rong biển,…

Chất xơ có trong các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…sẽ giúp nữ giới cảm thấy no lâu hơn, hạn chế nhiều cảm giác thèm ăn và duy trì vóc dáng thon thả. Đặc biệt bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể sẽ mang lại nhiều hữu ích đối với những chị em đang trong giai đoạn tiền mãn kinh dễ bị tăng cân do tốc độ trao đổi chất chậm.

Triệu chứng tiền mãn kinh khiến cơ thể của phụ nữ gặp phải nguy cơ bị loãng xương cao, do đó chị em cần bổ sung cho cơ thể mình thêm nhiều hàm lượng canxi, vitamin D để có thể cải thiện được các triệu chứng này hiệu quả. Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ thì chị em đang trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng cần hạn chế và tuyệt đối không nên sử dụng các thực phẩm giàu chất béo bão hoà, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng hay những đồ ăn có hàm lượng đường cao và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…

  • Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày

Ngoài việc thực hiện bổ sung cho cơ thể thêm nhiều dưỡng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng tiền mãn kinh hiệu quả thì chị em cũng cần phải điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày của bản thân một cách điều độ. Nữ giới nên tăng cường luyện tập một số bài thể dục thể thao lành mạnh hàng ngày như đi bộ, bơi lội, đạp xe, chạy bộ, tập yoga,…sẽ giúp điều hòa tinh thần, tâm lý và cải thiện một giấc ngủ ngon tuyệt vời. Thực hiện rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày còn giúp cơ thể của chị em trở nên dẻo dai, săn chắc, lượng máu lưu thông ổn định, phòng ngừa chứng béo phì và loãng xương.

  • Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc

Không chỉ vậy, việc thực hiện ngủ đủ giấc, ngủ sớm và ngủ điều độ cũng là điều vô cùng quan trọng góp phần cải thiện các triệu chứng do tiền mãn kinh gây ra. Trước khi đi ngủ từ 2 đến 3 tiếng, chị em nên tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp quá trình đi vào giấc ngủ nhanh chóng. Quá trình thực hiện ngủ sớm, ngủ đủ sẽ giúp cơ thể nữ giới có thời gian nghỉ ngơi hiệu quả.

Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Thời gian xuất hiện các dấu hiệu tiền mãn kinh có sự khác biệt lớn ở mỗi người phụ nữ ngắn nhất chỉ 2 năm, nhưng dài nhất lên đến 8 năm. Thống kê trung bình cho thấy, thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài trung bình khoảng 4 năm.

Những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh

Như đã nói ở trên, phụ nữ đến tuổi mãn kinh có nguy cơ cao mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tim mạch, loãng xương, mất ngủ... Để đối phó và phòng ngừa các bệnh này, phụ nữ sau mãn kinh có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương và nhiều loại ung thư.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và một số loại ung thư.
  • Kiểm soát cân nặng: Giảm cân nếu cần thiết có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và nhiều loại ung thư.
  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc là một nguyên nhân gây nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh tim mạch và ung thư phổi.
  • Giới hạn việc uống rượu: Uống rượu ở mức độ vừa phải để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư gan và các loại ung thư khác.
  • Tầm soát ung thư định kỳ: Phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư vú và buồng trứng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bài viết trên chia sẻ tổng hợp về 34 triệu chứng tiền mãn kinh ở nữ giới ở độ tuổi trung niên. Nếu chị em còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến dấu hiệu tiền mãn kinh thì có thể liên hệ trực tiếp đết số hotline 0325 780 327 hoặc nhấp vào khung chat trên website của phòng khám Thái Hà để được đội ngũ bác sĩ tư vấn hỗ trợ giải đáp một cách nhanh chóng hoàn toàn miễn phí.

https://phathaithaiha.webflow.io

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường đến phòng khám đa khoa Thái Hà
banner mobiphoneanh-traituvanmienphiChat mobimessenger
Chat Zalo