16 biểu hiện, dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần

Tác giả:
phathaithaiha
update on
May 30, 2023
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ tại phòng khám Thái Hà

Tổng hợp 16 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt giúp nữ giới chuẩn bị sẵn tâm lý và phụ kiện trước khi đến “ngày đèn đỏ”. Phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và có thai.

Nữ giới bước vào độ tuổi dậy thì sẽ xuất hiện kinh nguyệt. Kinh nguyệt là một hiện tượng bình thường của phái nữ, tuy nhiên việc kinh nguyệt "ghé thăm" bất ngờ khi chưa có sự chuẩn bị luôn là nỗi ám ảnh. Vì vậy, chị em cần phải bỏ túi ngay cho mình top 16 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sau đây để có thể tâm thế chủ động nhất cho những ngày này nhé!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Giải đáp: "Kinh nguyệt là gì?"

Kinh nguyệt hay hành kinh là một hiện tượng mang tính chu kỳ xuất hiện khi có sự thay đổi về mặt sinh lý. Hiểu một cách đơn giản, kinh nguyệt chính là tình trạng âm đạo ra máu do có sự thay đổi hormone trong cơ thể nữ giới, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu khi nữ giới bước vào độ tuổi dậy thì và kết thúc khi đến tuổi mãn kinh. Khi kinh nguyệt xuất hiện, nữ giới sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau lưng và đau vùng bụng dưới.

Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 21 - 35 ngày tùy vào cơ thể mỗi người. Ngày kinh xuất hiện mỗi tháng của một người phụ nữ bình thường diễn ra từ 3 - 7 ngày, lượng máu trung bình ra nhiều vào 2 ngày đầu tiên sau đó giảm dần rồi hết vào những ngày sau.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn hơn bình thường thì có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe sinh sản của bạn đang không được ổn định. Khi này bạn cần đi gặp bác sĩ để thăm khám nhằm phòng tránh những trường hợp không mong muốn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần

Điểm danh 16 dấu hiệu có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết nhất

Nắm chắc những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sớm 1 tuần bạn sẽ chủ động hơn rất nhiều trong quá trình chuẩn bị, dễ dàng đón nhận ngày đèn đỏ đến.

1. Cảm giác bụng dưới chướng, đầy hơi

Cảm giác bụng dưới chướng và căng tức như kiểu đầy hơi là một trong các triệu chứng điển hình báo hiệu sắp tới tháng. Sở dĩ khi tới tháng xuất hiện tình trạng này là do tử cung co bóp để chuẩn bị cho quá trình đào thải niêm mạc tử cung sắp bong ra sau đó. Trước khi ngày kinh chưa đến, cảm giác đau bụng dưới, lan ra đùi và phía sau lưng chỉ nhẹ nhàng, tuy nhiên càng gần đến ngày kinh thì nó sẽ càng đau kèm theo hiện tượng bụng chướng vô cùng khó chịu.

2. Xuất hiện mụn trứng cá

Dấu hiệu tới tháng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải đó là nổi mụn. Mụn trứng cá xuất hiện trước kỳ kinh chính là kết quả của quá trình rụng trứng nhưng lại không được thụ thai. Điều này làm suy giảm nồng độ estrogen và progesterone, tăng androgen. Việc nồng độ androgen tăng đã kích thích quá trình sản xuất bã nhờn, tạo điều kiện để cho mụn trứng cá xuất hiện.

Thông thường, mụn trứng cá nổi lên báo hiệu sắp tới tháng sẽ có trước kỳ kinh khoảng một tuần. Sau đó hết dần dần vào những ngày sau.

3. Ngực đau, căng tức

Nữ giới khi đến giai đoạn rụng trứng số đông đều sẽ cảm thấy căng tức ngực. Nguyên nhân là do sự ra tăng của nồng độ progesterone, kích thích tuyến vú cương to gây đau, tuỳ thuộc mỗi người mà cảm giác đau ngực, căng tức ngực mỗi người mỗi khác.

Tình trạng cương cứng, đau ngực sẽ xuất hiện từ ngày rụng trứng cho đến ngày đèn đỏ. Sau khi có kinh và chấm dứt ngày đèn đỏ thì tình trạng này sẽ chấm dứt.

4. Vùng kín ra nhiều tiết dịch

Việc âm đạo ra nhiều tiết dịch là một hiện tượng hết sức bình thường báo hiệu chị em sắp có kinh nguyệt. Hiện tượng này là kết quả của quá trình tăng co bóp và tiết dịch của tử cung, thường xuất hiện trước ngày có kinh khoảng 1 tuần. Gần đến ngày có kinh khoảng 1 - 2 ngày thì âm đạo sẽ hơi khô, với một số người thì âm đạo sẽ tiết dịch màu trắng không mùi.

Âm đạo tiết dịch mặc dù là một hiện tượng bình thường nhưng chị em cũng cần phải hết sức chú ý. Trong trường hợp dịch âm đạo có màu sắc bất thường, có màu dạng bã đậu và có mùi hôi thì lại là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần phải đi khám ngay để tránh nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản sau này.

5. Cơ thể cảm thấy luôn mệt mỏi

Nhiều chị em không để ý nhưng biểu hiện trong người luôn cảm thấy mệt mỏi cũng là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sớm 1 tuần. Nguyên nhân của sự mệt mỏi này là do sự suy giảm của nồng độ hormone. Khi nồng độ hormone trong cơ thể có sự rối loạn thì cơ thể sẽ luôn uể oải và khó chịu, đặc biệt còn rất dễ nóng giận.

6. Thỉnh thoảng bị nhức đầu

Gần đến ngày đèn đỏ, nhiều chị em sẽ cảm thấy bị nhức đầu vô cùng khó chịu. Đây là phản ứng của việc nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao tạo ra. Hormone estrogen có thể khiến cho số lượng thụ thể serotonin trong não  tăng lên. Điều này sinh ra chứng đau nhức đầu, có thể là đau nửa đầu hoặc đau đầu căng cơ.

7. Vùng lưng dưới đau mỏi

Vùng lưng dưới đau mỏi là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt dễ nhận biết nhất. Trước chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em sẽ tiết ra một loại hormone là prostaglandin. Khi loại hormone này tiết ra quá nhiều thì sẽ là nguyên nhân gây co bóp tử cung khiến chị em cảm thấy vùng lưng dưới đau mỏi, khó chịu.

Trường hợp chị em xuất hiện tình trạng lưng dưới đau và mỏi nhưng không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thì rất có thể đó là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý có liên quan đến xương khớp hoặc cột sống. Để xác định cụ thể tình trạng này do đâu các chị em hãy đi gặp bác sĩ để thăm khám nhé.

8. Dễ bực tức, cáu gắt

Một số các dấu hiệu tới tháng như: ngực căng, lưng mỏi, nổi mụn trứng cá,... mà chị em phải chịu đựng sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng. Vì vậy, chị em khi gần tới tháng hoặc tới ngày kinh sẽ dễ cáu bẩn, tức giận, vui buồn thất thường, rất khó chiều.

Tâm trạng dễ bực tức, cáu giận, bực bội là một trong những nguyên nhân điển hình nhất báo hiệu sắp tới tháng mà nhiều chị em không biết.

9. Nhiệt độ cơ thể tăng cao

Hiện tượng rụng trứng xuất hiện sẽ là nguyên nhân khiến cho thân nhiệt cơ thể tăng cao, thậm chí một số chị em còn có hiện tượng râm ran sốt cho đến khi tới ngày đèn đỏ. Nhiệt độ cơ thể tăng tuy là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sớm trước 2 tuần nhưng đó cũng là dấu hiệu của bệnh cảm cúm. Để biết xem hiện tượng này do đâu bạn hãy kết hợp thêm việc nhận biết với các dấu hiệu khác nhé.

10. Mất ngủ

Dấu hiệu sắp có kinh mà nhiều chị em gặp phải nhưng không để ý đó là mất ngủ. Khoảng 1 tuần trước ngày hành kinh, chị em sẽ cảm thấy khó ngủ, dễ tỉnh giấc, thậm chí là mất ngủ đêm. Nguyên nhân của điều này là do hàm lượng Tryptophan trong cơ thể bị thiếu hụt gây nên.

Mất ngủ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như công việc. Để cải thiện điều này, chị em nên bổ sung cho mình các loại thực phẩm giàu Tryptophan như: hạt vừng, chuối, trứng, cá, thịt gà,,...

11. Hoa mắt, chóng mặt

Hiện tượng hoa mắt, chóng mặt có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một nguyên nhân điển hình nhất là do sắp tới tháng. Sở dĩ sắp tới tháng chị em có hiện tượng bị hoa mắt, chóng mặt vì nồng độ hormone trong cơ thể bị suy giảm nhanh chóng trong khi cơ thể lại chưa kịp thích ứng. Điều này dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

12. Suy giảm ham muốn tình dục

Có thể bạn không biết nhưng ham muốn tình dục cũng sẽ mang tính chu kỳ. Thường ham muốn tăng cao nhất là vào tuần thứ 2 của chu kỳ và giảm dần vào giai đoạn cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Điều này tức là vào khoảng trước kỳ kinh khoảng 1 tuần chị em sẽ giảm ham muốn tình dục.

Để lý giải cho việc tại sao gần đến ngày kinh ham muốn tình dục lại giảm thì bác sĩ sản phụ có chia sẻ như sau: Trước ngày kinh, hormone nội tiết tố trong cơ thể giảm khiến niêm mạc âm đạo khô. Điều này khiến chị em không muốn quan hệ tình dục.

13. Gặp một số vấn đề về hệ tiêu hoá

Dấu hiệu có kinh sớm 1 tháng đôi khi sẽ liên quan đến hệ tiêu hoá, điển hình như hiện tượng buồn nôn, bụng khó tiêu hoặc táo bón nhẹ. Nguyên nhân là do các cơn co thắt ở tử cung ảnh hưởng đến những cơn co thắt ở ruột. Những dấu hiệu gần đến ngày đèn đỏ này gần giống với dấu hiệu có thai nhưng nó nhẹ nhàng hơn và sẽ chấm dứt ngay khi hết ngày đèn đỏ.

14. Chuột rút ở bụng

Một trong những dấu hiệu sắp có kinh phổ biến nhất đó là chuột rút ở bụng. Nguyên nhân khiến bụng bị chuột rút là do các lớp cơ ở tử cung co thắt và giãn ra xen kẽ nhau để tạo lực làm bong tróc lớp nội mạc tử cung. Khi không có quá trình mang thai cũng như làm tổ xảy ra thì hiện tượng co thắt tử cung sẽ diễn ra gây chuột rút.

15. Cảm giác thèm ăn

Nhiều chị em nghĩ chỉ khi mang bầu mới có dấu hiệu thèm ăn song thực tế không phải trường hợp nào cũng như vậy. Nhiều chị em gần đến ngày kinh có cảm giác thèm ăn các loại đồ ngọt, hoa quả nhiều hơn ngày thường. Tuy nhiên cảm giác này không quá mãnh liệt và cũng không có sự thay đổi rõ rệt như biểu hiện của mang thai.

16. Đau vùng bụng dưới

Dấu hiệu sắp có kinh điển hình ở hầu hết các chị em phụ nữ đó là xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng dưới. Tuỳ thuộc từng người mà cơn đau này xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội. Nguyên nhân là do gần đến ngày kinh nội tiết tố trong cơ thể bị biến đổi và do tử cung đang co thắt để loại bỏ lớp niêm mạc ra khỏi tử cung.

Tình trạng đau bụng dưới chỉ xuất hiện trước kỳ kinh khoảng vài ngày sau đó giảm dần cho đến khi hết kinh.

Lưu ý: Không phải ai sắp tới tháng cũng có những biểu hiện trên, dấu hiệu sắp có thai sẽ thay đổi đổi với tùy từng người.

17. Dấu hiệu nhận biết sắp có kinh lần đầu

Bé gái bước vào độ tuổi dậy thì khoảng từ 8 - 12 tuổi sẽ có gia tăng 2 loại hormone trong cơ thể là: estrogen và progesterone. Biểu hiện của điều này là sự thay đổi như: núm vú phát triển, mọc lông nách, lông mu và tiêu biểu nhất là xuất hiện kinh nguyệt lần đầu.

Về cơ bản dấu hiệu nhận biết sắp có kinh lần đầu khá giống với nội dung đã đề cập ở trên. Tuy nhiên có một số những biểu hiện khác đến sớm hơn như:

  • Ngực bắt đầu phát triển, có thể phát triển sớm hơn 2 năm sau đó kinh nguyệt lần đầu tiên mới đến.
  • Huyết trắng có thể xuất hiện trước ngày kinh đầu tiên khoảng từ 6 tháng - 1 năm.

18. Dấu hiệu nhận biết sắp có kinh nguyệt sau sinh

Sau khi sinh, chị em nào cũng muốn biết thời điểm nào sẽ có kinh nguyệt trở lại để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và lên kế hoạch cụ thể hơn cho tương lai. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian có kinh trở lại như: có đang cho con bú hay không, tần suất bú mẹ của trẻ,... nên thời gian có kinh sau sinh không cố định.

  • Nữ giới nếu như không nuôi con bằng sữa mẹ, thời gian cho con bú ngắn thì sẽ nhanh chóng có kinh trở lại. Cụ thể khoảng từ 6 - 8 tuần sau sinh.
  • Nữ giới nuôi con bằng sữa mẹ, kinh nguyệt tạm thời sẽ không xuất hiện. Nguyên nhân là vì cơ thể mẹ lúc này đang tiết ra hormone prolactin có tác dụng kích thích sữa mẹ song lại ức chế hoạt động của các hormone sinh sản, trứng khi này sẽ không rụng thì kinh nguyệt sẽ không xuất hiện.

Kinh nguyệt quay lại trong lần đầu tiên của phụ nữ sau khi sinh có thể có một sự thay đổi khác so với lúc trước như:

  • Có thể ngắn hơn hoặc dài hơn trước.
  • Có thể đau bụng kinh nhẹ hoặc dữ dội hơn trước.
  • Lượng kinh nguyệt xuất hiện nhiều hơn do lớp niêm mạc tử cung bong ra nhiều hơn.
  • Có các cục máu đông nhỏ xuất hiện.
Phân biệt dấu hiệu sắp có kinh & có thai

Phân biệt dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai ở nữ giới

Rất nhiều chị em nhầm lẫn giữa 2 dấu hiệu này, không biết đâu là dấu hiệu có kinh và đâu là dấu hiệu mang thai, sau đây phòng khám Thái Hà sẽ giải đáp cho bạn.

Điểm tương đồng giữa dấu hiệu sắp có kinh và có thai

  • Cảm giác thèm ăn, thói quen ăn uống thay đổi.
  • Ngực căng tức.
  • Âm đạo tiết nhiều dịch.
  • Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, bực bội.
  • Phần bụng dưới bị chướng, đau nhẹ.
  • Buồn nôn, bụng khó tiêu.

Điểm khác nhau giữa dấu hiệu sắp có thai và mang thai

Để cho mọi người dễ hình dung hơn về sự khác nhau này, sau đây là bảng so sánh chi tiết:

Đặc điểm Dấu hiệu sắp có kinh Dấu hiệu mang thai
Cảm giác thèm ăn Thường thèm đồ ngọt Thèm đồ ăn chua cay
Ngực căng tức Trong vài ngày trước chu kỳ kinh Diễn ra trong một thời gian dài
Chảy máu âm đạo Kinh nguyệt ra nhiều, vón cục từ 3 - 7 ngày Máu báo thai ra ít, màu hồng nhạt từ 1 đến 2 ngày
Cơ thể mệt mỏi Chỉ xảy ra trong vài ngày Ít nhất sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, một số mẹ còn lâu hơn trong suốt thai kỳ
Buồn nôn Cảm giác nhẹ, không nôn ói Khoảng 50-90% phụ nữ mang thai đều buồn nôn, nhạy cảm với mùi
Đau bụng, chuột rút Xuất hiện từ 24 - 48h trước ngày kinh Xuất hiện trong tuần đầu của thai kỳ

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Việc nhận biết dấu hiệu sắp có kinh sẽ giúp chị em chủ động hơn khi ngày kinh đến, đồng thời giúp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, cân bằng tâm lý, giảm bớt các triệu chứng tiền kinh nguyệt gây khó chịu, mệt mỏi. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn sẵn sàng hơn khi ngày kinh đến.

  • Thả lỏng tâm lý, hạn chế stress, căng thẳng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi cho mình.
  • Tập thể dục đều đặn, vận động cơ thể thường xuyên để tăng sức khoẻ.
  • Chuẩn bị sẵn sàng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san trong túi khi đi ra ngoài.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, trong ngày kinh cần thay băng 4 tiếng/ lần.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ và đồ uống có cồn, có chứa caffeine. Tăng cường bổ sung nước, rau củ và trái cây.
  • Ngủ đúng giờ, hạn chế tối đa việc thức quá khuya, tránh làm việc quá sức.

Kết luận

Trên đây là tất tần tật những thông tin về top 16 biểu hiện, dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần mà bác sĩ chuyên khoa phòng khám Thái Hà chia sẻ tới bạn. Mong rằng với những thông tin này, các bạn sẽ chủ động hơn trong việc chuẩn bị, sẵn sàng đón chờ ngày đèn đỏ một cách nhẹ nhàng nhất. Mọi vấn đề thắc mắc nào khác liên quan đến sức khỏe sinh sản, hãy liên hệ tới số hotline 0325 780 327 để được hỗ trợ miễn phí!

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường đến phòng khám đa khoa Thái Hà
banner mobiphoneanh-traituvanmienphiChat mobimessenger
Chat Zalo