8 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu dễ nhận biết

Tác giả:
phathaithaiha
update on
March 11, 2024
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ tại phòng khám Thái Hà

Mẹ bầu tự nhận biết 8 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu giúp dễ dàng theo dõi thai kỳ & yên tâm nếu em bé không có dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, xin mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây của phòng khám Thái Hà nhé!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ (hay còn gọi là tam cá nguyệt đầu tiên) là lúc em bé hình thành các bộ phận quan trọng của cơ thể. Điều này khiến cho các mẹ bầu tò mò và lo lắng không biết thai nhi có phát triển bình thường hay không. Một số dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu mà mẹ bầu có thể tự nhận biết như sau:

1. Cảm thấy ngực to lên và căng tức

Mẹ bầu có thể tự nhận thấy ngực to lên kèm cảm giác căng tức khi mang thai, đây cũng là một dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu. Điều này phản ánh lượng máu trong cơ thể thai phụ có đang xu hướng tăng lên nhằm đáp ứng quá trình phát triển của em bé.

2. Ốm nghén

Ốm nghén là một trong những triệu chứng phổ biến trong thời gian mang thai, có thể xuất hiện ở 3 tháng đầu hoặc thậm chí là hết thai kỳ. Trong thời gian có bầu, lượng hormone trong cơ thể thai phụ sẽ có nhiều thay đổi. Đặc biệt là nồng độ hormone hCG tăng lên khiến cho mẹ bầu nhạy cảm hơn với mùi vị nên thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Biểu hiện ốm nghén có thể khiến mẹ bầu khó chịu, đồng thời gây nhiều bất tiện cho cuộc sống thường ngày. Thế nhưng, ốm nghén lại chính là một trong những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu.

3. Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu và tiểu nhiều lần. Tình trạng này xuất phát từ việc tử cung tăng thể tích, tạo sức ép lên thận, bàng quang. Dù việc thường xuyên đi tiểu gây ra nhiều bất tiện, nhưng các mẹ bầu đừng vì thế mà hạn chế uống nước. Ngược lại hãy cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và tránh nhịn đi tiểu. Đặc biệt, cảm giác buồn tiểu và đi tiểu thường xuyên chính là một trong những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu.

4. Tăng cân ổn định

Cân nặng tăng lên ổn định trong tam cá nguyệt đầu tiên cũng là một dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu mà mẹ bầu nên lưu ý. Mẹ bầu tăng cân đều cũng đồng nghĩa với việc thai nhi có hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ và đang trong trạng thái phát triển bình thường. Thông thường, thai phụ có thể tăng thêm 0,3 – 0,5 kg/tuần. Tuy nhiên, tăng bao nhiêu cân, tăng nhiều hay tăng ít còn phụ thuộc vào thể trạng trước khi bước vào thai kỳ của mỗi thai phụ.

5. Đường huyết ổn định

Đường huyết ở mức ổn định là một tín hiệu tích cực trong tam cá nguyệt đầu tiên, phản ánh thai nhi đang lớn lên bình thường và khoẻ mạnh. Với trường hợp mẹ bầu có chỉ số đường huyết quá cao, đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, sức khoẻ của mẹ bầu và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ. Ngược lại, mẹ bầu có đường huyết thấp hơn bình thường cho thấy chế độ ăn uống của mẹ thiếu dưỡng chất. Từ đó không thể đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì vậy, mức đường huyết ổn định là một trong những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu.

6. Cảm thấy cơ thể nhức mỏi

Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu kế tiếp là mẹ bầu cảm thấy nhức mỏi toàn thân. Trong thời gian mang thai, tử cung người mẹ sẽ có sự thay đổi rõ rệt về kích thước. Lúc này tử cung sẽ to lên và dài ra, giúp thai nhi có không gian thuận lợi để phát triển. Khi số tuổi thai nhi tăng lên và em bé dần lớn hơn, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng đau bụng dưới, đau nhức lưng, tê chân… Nguyên nhân là do vùng chậu, hệ thống dây thần kinh và các mạch máu bị thai nhi chèn lên và tạo sức ép. Tình trạng nhức mỏi cơ thể có thể kéo dài toàn bộ thời gian mang thai và gây mệt mỏi cho thai phụ. Tuy nhiên các mẹ bầu hãy cố gắng vượt qua nhé vì đây là tín hiệu cho thấy em bé đang khoẻ mạnh và phát triển ổn định.

7. Vòng bụng dần lớn lên

Vòng bụng của mẹ bầu sẽ to dần lên từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi hoàn thành quá trình sinh đẻ. Nếu thai nhi hấp thụ tốt dưỡng chất và phát triển khoẻ mạnh thì kích thước cũng sẽ tăng theo thời gian. Đồng thời bánh nhau, thể tích nước ối, thể tích máu… cũng tăng theo, từ đó khiến cho bụng của mẹ bầu to hơn từng ngày. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt trong 3 tháng đầu tiên.

8. Thai nhi có các chỉ số phát triển bình thường

Bên cạnh các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu kể trên, mẹ bầu cũng cần chú ý lịch khám thai trong 3 tháng đầu để đánh giá chính xác em bé có đang lớn lên khoẻ mạnh không. Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm, siêu âm, khám sức khoẻ toàn diện cho thai nhi. Với trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện thêm hạng mục tầm soát dị tật thai nhi. Khi có kết quả, nếu các chỉ số phát triển bình thường thì chắc chắn em bé đang phát triển ổn định. Không chỉ trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cũng cần ghi nhớ các mốc khám thai trong suốt thai kỳ theo dặn dò của bác sĩ.

Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Người mẹ nào cũng mong muốn có một thai kỳ an toàn và em bé khoẻ mạnh lớn lên. Tuy nhiên, bên cạnh những mẹ bầu có dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu thì cũng có những trường hợp mẹ bầu xuất hiện các biểu hiện bất thường trong tam cá nguyệt đầu tiên. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Ra máu kèm đau bụng: Mẹ bầu bị ra máu bất thường kèm theo các cơn đau ở vùng bụng thì hãy nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời bằng phương pháp phù hợp. Nguyên nhân là bởi ra máu và đau bụng có thể là biểu hiện của tình trạng mang thai ngoài tử cung, chửa trứng, động thai… Đây là những tình trạng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của thai phụ và sự tồn tại của thai nhi.
  • Khí hư ra nhiều: Cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ có nhiều thay đổi, điển hình là với nồng độ nội tiết tố. Điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa với các triệu chứng điển hình như âm đạo tiết nhiều khí hư, chất dịch nhầy có màu sắc, mùi hương và kết cấu bất thường, từ đó gây ngứa ngáy vùng kín. Lúc này, thai phụ nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc an toàn và nhớ chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục cẩn thận.
  • Nghén nặng: Theo như thông tin đã chia sẻ, ốm nghén là một dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu. Thế nhưng nếu tình trạng buồn nôn, nôn ói và mệt mỏi trở nên trầm trọng thì có thể tác động tiêu cực đến em bé. Khi đó, thai phụ nên chủ động đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn cách giải quyết an toàn.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt: Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt có thể là triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu. Trong trường hợp mẹ bầu bị tiểu buốt, tiểu rắt thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị bằng phác đồ phù hợp. Ngoài ra, các mẹ cũng cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.

Dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu

Nếu mẹ bầu phát hiện các dấu hiệu mang thai đột ngột biến mất trong 3 tháng đầu mang thai, không còn cảm giác căng tức ngực, kèm theo dấu hiệu âm đạo bỗng nhiên chảy máu hoặc ra dịch tiết màu nâu đen thì cần hết sức chú ý. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã ngừng phát triển 3 tháng đầu. Lúc này, mẹ bầu hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế chất lượng để được bác sĩ sản khoa tiến hành kiểm tra chuyên sâu. Với trường hợp đột ngột mất tim thai, nguy cơ cao phôi thai đã dừng phát triển hoàn toàn.

🔰 Chủ đề liên quan:

Vì sao 3 tháng đầu quan trọng đối với thai nhi?

Thời gian 3 tháng đầu thai kỳ vô cùng quan trọng với thai nhi bởi đây là thời điểm cơ thể em bé bắt đầu hình thành nhiều cơ quan có vai trò quan trọng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, tim của em bé đã bắt đầu xuất hiện nhịp đập, não bộ và tuỷ sống cũng dần phát triển. Đồng thời, tay chân và cơ quan sinh dục của em bé cũng bước đầu hình thành.

Không chỉ vậy, quá trình phát triển trong 3 tháng đầu còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoàn thiện sau này của em bé.

Quá trình phát triển của bào thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Bên cạnh những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu, các mẹ bầu cũng nên tìm hiểu về quá trình phát triển của bào thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cụ thể như sau:

  • Từ tuần thứ 7: Khuôn mặt và não bộ của em bé bắt đầu phát triển vào thời điểm này. Bào thai cũng hình thành các chồi thân, thứ sau này sẽ phát triển thành tay, chân của em bé. Đây cũng là thời điểm vùng mắt bắt đầu hình thành võng mạc.
  • Từ tuần thứ 8: Ở thời điểm này, phần thân và cổ của thai nhi dần duỗi thẳng ra. Trung bình chiều dài thai nhi lúc này đạt khoảng 16mm. Phần môi và mũi của em bé cũng phát triển rõ hơn.
  • Từ tuần thứ 9: Lúc này phần mí mắt và ngón chân của em bé đã dần hình thành. Đầu của em bé đã phát triển với kích thước khá lớn nhưng cần thêm thời gian để hoàn thiện phần cằm.
  • Từ tuần thứ 10: Khi em bé ở tuần thai này, phần dây rốn dần hoàn thiện, cụ thể và rõ ràng hơn. Phần đầu của em bé cũng có xu hướng tròn hơn, đã có thể gập khuỷu tay. Ngón tay và ngón chân cũng đã tách rời, màng bọc bên ngoài đã biến mất.
  • Từ tuần thứ 11: Khuôn mặt em bé ở tuần thai này đã có sự thay đổi, khoảng cách giữa hai mắt đã xa hơn trước. Bên trong cơ thể, cụ thể là gan đã xuất hiện các tế bào hồng cầu. Bộ phận sinh dục ngoài cũng dần phát triển rõ rệt ở giai đoạn này.
  • Từ tuần thứ 12: Thai nhi đã có kích thước lớn hơn, trung bình nặng khoảng 14 gram và dài khoảng 54mm. Tay của em bé lúc này đã bắt đầu có móng, khuôn mặt cũng hoàn thiện rõ rệt hơn các tuần trước. Em bé đã có thể cử động nhẹ nhàng ở giai đoạn này nhưng thai phụ rất khó cảm nhận được.

Những điều mẹ cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu chưa đủ để đảm bảo em bé lớn lên khoẻ mạnh trong toàn bộ thời gian mang thai. Chính vì vậy, để có một thai kỳ thuận lợi, mẹ bầu cần chú ý xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cũng như lối sống sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

  • Thăm khám định kỳ

Một việc hết sức quan trọng mà mỗi mẹ bầu cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ trong suốt thai kỳ là đi khám thai. Mỗi mốc khám thai đều có vai trò và ý nghĩa nhất định với sự phát triển của em bé. Khám thai giúp mẹ bầu nắm được tình trạng sức khoẻ của bản thân và thai nhi. Việc này cũng giúp phát hiện sớm những bất thường ở em bé, từ đó xử lý kịp thời, tránh gây ra những tác hại nguy hiểm.

Việc lựa chọn địa chỉ khám thai cũng vô cùng quan trọng. Các mẹ bầu nên tìm hiểu thật kỹ và ưu tiên tìm đến những bệnh viện uy tín hoặc phòng khám chất lượng. Những địa chỉ y tế này thường có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, hệ thống kỹ thuật tân tiến, đảm bảo theo dõi và chăm sóc tốt cho mẹ và bé.

  • Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, đường bột, protein… Bác sĩ cũng khuyến cáo thai phụ cần bổ sung 400mcg axit folic/ngày. Đây là liều lượng axit folic vừa đủ để ngăn chặn nguy cơ thai nhi bị dị tật.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tăng cường bổ sung canxi và sắt trong suốt thai kỳ. Nếu thiếu hụt hai loại chất này, mẹ bầu có nguy cơ cao bị loãng xương và thiếu máu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khoẻ của thai phụ. Các loại vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết nên phải được cung cấp đầy đủ cho mẹ bầu trong suốt giai đoạn mang thai. Chính vì vậy, các mẹ hãy tích cực ăn rau củ quả tươi hoặc đơn giản hơn là sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin phù hợp do bác sĩ chỉ định.

Phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường, đồ ăn quá mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ quá cay nóng… Đặc biệt, mẹ bầu không được hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia, tránh gây tổn hại và cản trở sự phát triển bình thường của em bé.

  • Chế độ nghỉ ngơi và vận động

Để góp phần giúp thai kỳ thuận lợi và em bé khoẻ mạnh, mẹ bầu nên điều chỉnh thói quen vận động và phân bổ thời gian hợp lý cho việc nghỉ ngơi. Vì 3 tháng đầu mang thai là thời điểm cực kỳ nhạy cảm nên mẹ bầu cần hạn chế làm việc nặng nhọc hay vận động quá sức. Thay vào đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể nhiều hơn. Mẹ bầu có thể đi lại nhẹ nhàng, tập yoga với cường độ phù hợp để cải thiện sức khoẻ thể chất và tinh thần. Song song với việc vận động nhẹ nhàng, các mẹ cũng cần tránh thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc.

🔰 Có thể bạn quan tâm:

Nội dung trên đây đã chia sẻ đến mẹ bầu những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết, mẹ bầu sẽ hiểu hơn về quá trình mang thai cũng như gạt bỏ được những nỗi lo không cần thiết. Nếu chị em cần giải đáp bất kỳ câu hỏi nào về lĩnh vực sản phụ khoa, vui lòng nhắn tin trên hệ thống tư vấn sức khoẻ trực tuyến của phòng khám đa khoa Thái Hà. Đội ngũ chuyên gia của phòng khám luôn sẵn lòng phục vụ chị em nhanh chóng và miễn phí.

https://phathaithaiha.webflow.io

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường đến phòng khám đa khoa Thái Hà
banner mobiphoneanh-traituvanmienphiChat mobimessenger
Chat Zalo