Sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không?

Tác giả:
phathaithaiha
update on
March 23, 2023
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ tại phòng khám Thái Hà

Sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không là câu hỏi của nhiều phụ nữ, vì trong rau ngót có chứa Papaverin một chất gây co bóp tử cung có thể dẫn đến sảy thai ở nữ giới. Vì vậy, có người nghĩ rằng ăn rau ngót sẽ có lợi cho quá trình đào thải độc tố và thành phần cặn bã ra khỏi tử cung. Quan điểm này có đúng hay sai? Đây cũng là câu hỏi của 1 bạn gái dấu tên đã gửi đến phòng khám Thái Hà.

Cháu chào bác sĩ ạ! Cháu vừa phá thai thành công tại phòng khám Thái Hà giờ đang về nghỉ ngơi tại nhà. Hôm nay, cháu ăn cơm có món có canh rau ngót, một món ăn mà cháu rất thích. Tuy nhiên, cháu dù thích nhưng vẫn băn khoăn liệu sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không? Mong bác sĩ giải đáp cho cháu câu hỏi này ạ. Cháu xin cảm ơn! (Cháu gái giấu tên)

sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không

Chào bạn gái!

Bác sĩ sản phụ khoa tại phòng khám đa khoa Thái Hà xin giải đáp câu hỏi của bạn dưới đây:

Sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không?

Rau ngót là một loại rau cực kỳ quen thuộc trong mâm cơm của mỗi gia đình người Việt. Theo nghiên cứu thì loại rau này chứa khá nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe nên thường được dùng làm thực phẩm hàng ngày.

Trong rau ngót chứa nhiều thành phần như 3.4% gluxit, 2,4 % tro, 5,3% protid trong đó chủ yếu là photpho (64.5mg%), canxi (169mg%), vitamin C (185mg%)… Loại rau này thường có vị ngọt, tính lạnh nên cực kỳ tốt cho việc giải nhiệt, nhuận tràng và bổ máu. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thì không nên ăn rau ngót bởi trong loại rau này có chứa Papaverin – một chất khiến tử cung co bóp mạnh có thể dẫn đến sảy thai.

Vậy còn những phụ nữ sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không? Câu trả lời là Có. Nguyên nhân là do rau ngót giúp loại bỏ các chất còn lại trong tử cung ra ngoài một cách nhanh chóng và giúp bài trừ hết các độc tố trong cơ thể. Chị em có thể ăn rau ngót hoặc uống nước của loại rau này sau khi phá thai cực kỳ tốt. Tuy nhiên, nữ giới cũng không nên lầm tưởng rằng rau ngót có khả năng phá thai an toàn để tự ý áp dụng tại nhà.

Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn rau ngót sau khi phá thai mà chị em cần biết:

  • Giảm giảm nguy cơ viêm nhiễm

Lượng vitamin C có trong rau ngót sẽ giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol, có thể giúp ngăn ngừa, phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và các bệnh lý khác sau phá thai. Do đó, chị em sau khi phá thai nên ăn rau ngót để giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm và giúp hồi phục nhanh chóng.

  • Làm sạch sản dịch, trị sót rau

Thường thì sau khi phá thai, vùng kín của chị em sẽ ra nhiều máu kèm theo các sản dịch có trong tử cung còn sót lại. Ăn rau ngót sẽ giúp tử cung kích thích, co bóp mạnh để đẩy toàn bộ sản dịch ra bên ngoài, giúp làm sạch sẽ tử cung. Chị em có thể uống nước rau ngót đã say hoặc nấu canh ngót để ăn sau khi tiến hành phá thai.

  • Giúp nâng cao sức đề kháng

Sau khi phá thai, cơ thể của chị em lúc này rất yếu và cần thời gian để hồi phục. Do đó, việc bổ sung rau ngót là việc làm cực kỳ cần thiết để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bởi trong rau ngót chứa nhiều chất xơ, các vitamin mà những chất này lại rất cần thiết đối với quá trình hồi phục.

Không chỉ vậy, sau khi phá thai chị em thường cảm thấy mệt mỏi, ăn uống khó, suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm, dễ ốm vặt… Do đó, chị em cần bổ sung các thực phẩm tốt như rau ngót để giúp nhanh hồi phục. Ngoài ra, chị em cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm, canxi, sắt, chất xơ, axit folic để giúp sức khỏe ổn định nhanh chóng.

Bài viết cùng chủ đề:

Cách chế biến rau ngót thành món dễ ăn

Rau ngót là một loại rau được rất nhiều người ưa thích vì tính ngọt, mát của nó. Dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn một số món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe từ rau ngót và cách làm những món ăn này cực kỳ đơn giản:

1. Canh rau ngót nấu thịt heo

canh rau ngót

Nguyên liệu cần có:

  • Một mớ rau ngót (đã được rửa sạch và để cho ráo nước)
  • 0,5 kg thịt heo băm sẵn (hoặc tôm xay nhuyễn)
  • Gia vị: Bột canh, mì chính, hạt nêm…
  • Hành khô, dầu ăn

Cách làm món canh rau ngót nấu thịt heo như sau:

Rau ngót đã được rửa sạch để lên rổ cho ráo nước. Bắc chảo lên bếp rồi phi vàng hành khô đã đập dập cùng với dầu ăn, cho rau vào xào qua xào lại cho rau chín rồi cho một chút gia vị vừa ăn.

Khi rau đã chín đổ một chút nước sôi vào chảo, lúc này cho thịt băm vào khuấy đều cho thịt dời ra. Sau đó cho thêm một chút bột ngọt cho ngọt nồi canh, khi canh chín tắt bếp và đổ canh ra tô để dùng.

2. Sinh tố rau ngót

sinh tố rau ngót

Nguyên liệu cần có:

  • Rau ngót
  • Đường
  • Đá lạnh

Cách làm như sau:

Rau ngót cần chọn lợi lá tươi, ngon, không bị sâu, không già. Sau đó tuốt lấy phần lá, còn phần cọng thì bỏ.

Rửa sạch rồi ngâm rau ngót với một chút muối để diệt khuẩn, sau đó dùng nước đun sôi tráng qua một lượt.

Cho đường, rau ngót, đá vào máy xay đến khi thấy nhuyễn thành dạng nước rồi rót ra cốc để thưởng thức.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa phụ sản

Sau khi phá thai, sức khỏe của chị em còn rất yếu, do đó cần phải nghỉ ngơi hợp lý. Các bác sĩ chuyên khoa phụ sản có đưa ra một số lời khuyên dành cho chị em phụ nữ sau khi phá thai như sau:

  • Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập phù hợp như đi bộ để cơ thể ổn định, hồi phục nhanh.
  • Không chỉ bổ sung rau ngót mà chị em cũng cần bổ sung các loại thực phẩm tốt như các loại ra màu xanh đậm, hoa quả, các thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi, đạm… để giúp sức khỏe mau hồi phục trở lại.
  • Tránh sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, đồ ăn chế biến lại nhiều lần, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ… không tốt cho sức khỏe.
  • Nên hạn chế gội đầu, tắm rửa sau khi phá thai khoảng 1 tuần.

Ngoài ra, rau ngót còn có nhiều công dụng tốt với sức khỏe con người

Theo một nghiên cứu, rau ngót là loại rau có tính mát lạnh, không chỉ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, bổ huyết, cầm huyết, sát khuẩn, tăng tiết nước bọt, tiêu viêm, sát khuẩn mà còn có rất nhiều công dụng tốt đối với con người, cụ thể:

  • Điều trị đái tháo đường: Đối với những người bị đái tháo đường thì chỉ được ăn ít cơm để lượng glucoz – huyết không tăng nhiều. Trong rau ngót chứa inulin có tác dụng khiến quá trình hấp thụ đường chậm lại. Đồng thời, khả năng sản sinh nhiệt của loại chất này cũng chỉ bằng 1/9 của chất béo.
  • Thanh nhiệt: Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, nó cũng có công dụng trong việc trị ho, hạ sốt do phế nhiệt. Có thể ép lá rau ngót lấy nước uống hoặc dùng để nấu canh ăn
  • Trị táo bón: Rau ngót cũng có tác dụng bổ âm, chứa nhiều chất xơ nên giúp phòng tránh chứng táo bón khá hiệu quả. Ở phụ nữ sau sinh, sử dụng loại rau này có thể giúp bổ âm, bù lại âm và các chất dịch đã mất đi khi sinh nở.
  • Đái dầm ở trẻ em: Rau ngót cũng có công dụng chữa đái dầm ở trẻ em hiệu quả. Cách làm khá đơn giản: Lấy 40g rau ngót tươi đã rửa sạch rồi giã nát, thêm một chút nước đun sôi vào khuấy nhẹ. Tiếp theo để lắng và gạn ra phần nước để uống, uống mỗi lần cách nhau 10 phút.
  • Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: Lấy khoảng 50h lá rau ngót, 30g lá dâu, 30g rau má, 30g rễ cỏ xước, 30g lá tre và 10g lá canh đem sắc đặc rồi lấy nước uống, uống nhiều lần trong ngày là có thể giúp giảm thiểu chứng đau mắt đỏ.
  • Chữa tưa lưỡi: Chuẩn bị 10g lá rau ngót tươi đã rửa sạch rồi đem giã nhỏ, vắt lấy nước rồi dùng gạc mềm thấm nước thuốc đánh nhẹ ở lưỡi của trẻ em cho đến khi những khu vực có tưa hết đi.
  • Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: Đối với đứa trẻ biếng ăn có thể lấy 30g bầu đất, 30g rau ngót, 1 quả bầu dục lợn đem nấu canh cho trẻ ăn. Bài thuốc này không chỉ có tác dụng tốt cho trẻ em mà nó còn rất tốt cho người lớn, giúp tăng cường sức khỏe với người già yếu, người mới ốm dậy hoặc ở phụ nữ sau sinh.
  • Trẻ bị sốt nóng, thân nhiệt tăng: Dùng lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát rồi lọc lấy nước cho trẻ uống sẽ có hiệu quả rõ rệt.
  • Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Đối với những người bị cúm gây ho suyễn có thể dùng rau ngót bởi loại rau này có tính thanh nhiệt rất hiệu quả, hơn nữa nó cũng chứa chất ephedrin rất tốt.
  • Chảy máu cam: Lấy rau ngót đem giã nhuyễn rồi cho vào một chút đường, chút nước uống. Bã còn thừa có thể gói vào vải rồi đặt lên mũi cũng có tác dụng hiệu quả trong việc chữa chảy máu cam.
  • Chữa nám da: Bài thuốc chữa nám da từ rau ngót thực hiện như sau: Lấy rau ngót rửa sạch rồi xay lấy nước uống hàng ngày. Hoặc bệnh nhân có thể lấy rau ngót giã với ít đường rồi đắp lên những khu vực có nám từ 20 – 30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước lạnh.
  • Chữa nhức xương: Lấy rau ngót nấu trực tiếp với xương lợn rồi ăn nhiều lần trong ngày cũng mang lại hiệu quả.
  • Chữa sưng nhức ở bàn chân: Lấy lá rau ngót giã nhuyễn rồi pha nhạt cùng một chút muối, dùng nước này đắp vào khu vực chân sưng nhức.
  • Chữa chậm kinh: Những chị em phụ nữ thường xuyên bị chậm kinh có thể dùng bài thuốc sau: Lấy rau ngót giã nhỏ rồi vắt ra nước uống, còn phần bã dùng để đắp vào gan bàn chân.

Cháu gái thân mến! Qua những thông tin trên đã trả lời cho câu hỏi: Sau khi phá thai có nên ăn rau ngót không? Hy vọng cháu biết cách chăm sóc sức khỏe thật tốt để giúp sức khỏe mau chóng hồi phục, ổn định trở lại. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì, cháu có thể nhấp vào ô chat trực tuyến hoặc gọi đến hotline 0325.780.327 để các chuyên gia tư vấn cụ thể nhé!

http://phathaithaiha.webflow.io

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường đến phòng khám đa khoa Thái Hà
banner mobiphoneanh-traituvanmienphiChat mobimessenger
Chat Zalo