Ra máu báo thai thử que được chưa? Thời điểm thử thai trong ngày

Tác giả:
phathaithaiha
update on
October 27, 2023
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ tại phòng khám Thái Hà

Để trả lời cho câu hỏi ra máu báo thai thử que được chưa? Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu thời điểm xuất hiện & đặc điểm nhận biết máu báo thai. Sau đây bác sĩ tại phòng khám Thái Hà sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin cụ thể trong bài viết này nhé!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

1. Máu báo thai xuất hiện khi nào?

Máu báo thai xuất hiện khi nào?

Máu báo thai là hiện tượng sinh lý bình thường ở cơ thể chị em phụ nữ sau khi chuyển từ trạng thái bình thường sang tình trạng mang thai. Máu báo thai xuất hiện khi trứng đã được thụ tinh thành công và làm tổ. Trứng sau đó sẽ phát triển thành phôi thai và di chuyển xuống tử cung. Ở vị trí phôi thai làm tổ sẽ gây ra tình trạng niêm mạc tử cung bị tổn thương, xuất huyết và đẩy máu ra ngoài, hay còn được gọi là máu báo thai.

Sau khi quan hệ, nếu việc thụ thai thành công thì máu báo thai sẽ xuất hiện ngay sau đó khoảng 7 - 14 ngày. Máu được đẩy ra ngoài âm đạo, lượng máu báo thai thường rất ít, nếu các chị em mang thai không quan sát chú ý phát hiện thì sẽ không thể nhận biết được.

Máu báo thai là dấu hiệu mang thai điển hình ở nữ giới, không phải một hiện tượng bất thường của cơ thể và sức khỏe, vậy nên hoàn toàn không cần bất cứ can thiệp điều trị nào.

2. Đặc điểm nhận biết máu báo thai?

Máu báo thai là một dấu hiệu báo chị em đã mang thai, tuy nhiên máu báo thai rất ít nên thường khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn là máu kinh nguyệt. Bên cạnh việc theo dõi chu kì kinh nguyệt cũng như tính toán thời gian quan hệ tình dục thì việc phân biệt cũng như nhận biết đâu là máu báo thai và máu kinh nguyệt là điều vô cùng cần thiết.

🔰 Máu báo thai thường có các đặc điểm như:

  • Máu báo thai có màu hồng nhạt, hình dạng là các đốm nhỏ.
  • Lượng máu tương đối ít, chỉ xuất hiện trong 1 - 2 ngày.
  • Máu báo thai không kèm theo dịch nhầy hay máu đông.
  • Máu báo thai xuất hiện kèm theo một số hiện tượng khác như chậm kinh, thèm ăn, thèm ngủ, các cơn đau bụng nhẹ&hellip

🔰 Trong khi, máu kinh có một số đặc điểm như sau:

  • Máu màu đỏ sậm có chứa máu đông và cả dịch nhầy.
  • Kéo dài từ 3 - 7 ngày tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
  • Kèm theo những cơn đau bụng, đau lưng dữ dội&hellip
  • Máu kinh có mùi tanh đặc trưng.

3. Ra máu báo thai thử que được chưa?

Câu trả lời: Các bạn có thể sử dụng que thử thai vào thời điểm này. Bởi vì, máu báo thai xuất hiện sau 7 - 14 ngày tính từ thời điểm trễ kinh, lúc này trứng cũng đã làm tổ trên thành tử cung & hormone Human Chorionic Gonadotropin đã được tiết ra trong quá trình hình thành nhau thai. Hormone HCG sẽ được đào thải qua nước tiểu, sử dụng que test thử thai hiệu quả với mẫu nước tiểu buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

Ra máu báo thai thử que được chưa?

4. Ra máu báo thai thử que 1 vạch?

Nhiều các chị em thử que thử thai ra một vạy dù xuất hiện máu bảo thai đã băn khoăn không biết nguyên nhân do đâu. Dưới đây là một số trường hợp chị em rau máu báo thai thử que 1 vạch mà các chị em có thể gặp phải, đó là:

  • Do thử thai quá sớm

Các chị em xuất hiện máu báo thai nhưng thử que thử thai vẫn ra 1 vạch có thể là do các chị em đã thử thai quá sớm. Máu báo thai xuất hiện khi thụ thai thành công, phôi thai tiến vào tử cung làm tổ, khi đó thai mới tầm khoảng 4 - 5 tuần tuổi. Nếu sử dụng que thử thai lúc này, nồng độ hCG vẫn chưa cao, nên dẫn đến tình trạng có máu báo thai nhưng thử thai lại ra một vạch.

Để kết quả được chính xác hơn, chị em có thể thử lại que thử thai một vài ngày sau đó.

  • Do xuất huyết âm đạo

Xuất hiện âm đạo cũng là một trong những hiện tượng chị em rất dễ nhầm lẫn với máu báo thai. Xuất huyết âm đạo gây ra bởi các chấn thương âm đạo, quan hệ tình dục thô bạo, lạm dụng thủ dâm, viêm nhiễm âm đạo… Ngoài ra, xuất huyết âm đạo kèm theo một số triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, chậm kinh, rong kinh, rối loạn chu kỳ kinh, rối loạn sinh lý…  còn là các dấu hiệu báo cho chị em có thể đang mắc phải một số vấn đề bệnh phụ khoa, cần đi khám và điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng rủi ro nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của nữ giới.

  • Sử dụng que thử thai sai cách

Nguyên nhân chị em ra máu báo thai thử thai 1 vạch cũng có thể đến từ nguyên nhân các chị em thử thai sai cách. Các chị em cần làm theo đúng hướng dẫn cũng như lưu ý sử dụng que thử thai để cho ra được kết quả chính xác. Đồng thời, các chị em cũng cần tìm mua que thử thai rõ nguồn gốc xuất xứ, nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ sai sót cũng như giúp các chị em kiểm tra chuẩn xác bản thân có đang mang thai hay không.

  • Do nước tiểu loãng

Nguyên nhân dẫn đến việc chị em xuất hiện máu báo thai nhưng thử thai lại 1 vạch có thể xuất phát từ nguyên nhân nước tiểu loãng. Việc uống quá nhiều nước trước khi thử que thử thai khiến nồng độ hCG trong nước tiểu bị pha loãng và giảm đi, ảnh hưởng lớn đến kết quả và độ chính xác khi thử thai.

Ngoài ra xuất hiện máu báo thai có thể là hiện tượng chị em mắc phải một số bệnh lý phụ khoa hoặc sảy thai, thai ngoài tử cung, cũng có thể chị em nhầm lẫn máu báo thai với máu kinh nguyệt nên dễ nhầm lẫn… Chị em có thể đến các cơ sở y tế khám thai uy tín để khám, kiểm tra, chẩn đoán được kết quả bản thân có mang thai hay không một cách chính xác và nhanh chóng.

5. Cần làm gì khi phát hiện có máu báo thai?

Phát hiện máu báo thai thì cần phải làm gì là một trong những thắc mắc băn khoăn của nhiều chị em đã và đang gặp phải tình trạng này. Các chị em khi phát hiện máu báo thai thì cần nhận biết và phân biệt máu báo thai với máu kinh nguyệt để tránh nhầm lẫn. Một số đặc điểm mà các chị em có thể giúp phân biệt máu báo thai với máu kinh nguyệt đó là màu sắc, thời gian kéo dài, lượng máu, máu có kèm dịch nhầy hay máu đông không&hellip

Ngoài ra, nếu là máu báo thai thì có thể ra máu kéo dài 1 - 2 ngày, máu kinh nguyệt từ 3 - 7 ngày tùy thuộc cơ địa. Vậy nên để đảm bảo vệ sinh cũng như sự thoải mái, các chị em cần sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, đồng thời theo dõi thêm để có những kết luận chính xác.

Một số biểu hiện bất thường khi chị em ra máu, cần phải đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt, ví dụ:

  • Chảy máu âm đạo kèm triệu chứng đau bụng, sốt cao, khả năng có thể chị em bị sảy thai, động thai.
  • Chảy máu âm đạo bất thường là hiện tượng báo hiệu chị em có thể đang mắc phải một số vấn đề bệnh phụ khoa nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến khả năng sinh sản sau này.
  • Chảy máu âm đạo kèm theo triệu chứng đau bụng trái, bụng phải, chuột rút thường xuyên là dấu hiệu báo có thể chị em đang mang thai ngoài tử cung.

6. Có phải tất cả phụ nữ đều ra máu báo thai không?

Theo thống kê và nghiên cứu, không phải phụ nữ nào cũng đều ra máu báo thai khi mang thai, tỷ lệ nữ giới gặp phải hiện tượng này là 15 - 20%. Chị em không cần quá lo lắng khi bản thân ra máu báo thai hoặc không ra máu báo thai khi mang thai. Một số trường hợp khác, chị em có thể gặp phải một số hiện tượng khi mang thai mà không ra máu báo thai như chuột rút, nghén, đau bụng nhẹ… Chậm kinh hoặc ra máu báo thai, ra máu báo thai thử thai 1 vạch… thực tế không chứng tỏ được chị em có đang mang thai hay không, để có kết quả chẩn đoán chính xác bản thân có đang mang thai hay không chị em cần đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và có kết quả cụ thể.

Ngoài ra, trường hợp âm đạo ra máu nhưng lại không có thai, khả năng cao chị em đã mắc phải một số vấn đề bệnh phụ khoa, viêm nhiễm, rối loạn kinh nguyệt… các chị em cần lưu ý cũng như chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

7. Nữ giới cần làm gì khi biết đã mang thai?

Cần làm gì khi biết đã mang thai là một trong những trăn trở của nhiều chị em hiện nay. Khi phát hiện máu báo thai cũng như xem xét thời gian trễ kinh, cùng một số dấu hiệu như thai nghén, chóng mặt, thèm ăn, thèm ngủ, thử thai lên 2 vạch… thì khả năng cao chị em đã mang thai. Để bắt đầu chăm sóc sức khỏe thai sản, chị em cần đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra thai xem có những bất thường hay không, ngoài ra kết hợp thực hiện một số lưu ý sau để đảm bảo có một thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh, an toàn:

🔰 Chế độ ăn uống khoa học

Trong thời kỳ mang thai, chế độ ăn uống khoa học và giàu dưỡng chất là một trong những vấn đề cần được lưu ý cũng như tốt cho cả mẹ và bé. Chị em nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, sạch, cùng các loại thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng, chất xơ, đạm, protein, canxi… Các thai phụ có thể chia nhỏ bữa ăn để boror sung đều đặn các dưỡng chất vì thai nhi chủ yếu hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ cho sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ, tinh thần lẫn thể chất. Thai phụ nên hạn chế ăn quá no, quá nhiều, dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy bụng và khó thở…

Các chị em có thể tham khảo tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn uống cũng như phân chia để bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho thai nhi và mẹ.

Một số thực phẩm các chị em khi mang thai cần lưu ý nên tránh là:

  • Các loại thực phẩm làm co thắt tử cung, dễ động thai, sảy thai như rau ngót, dứa, đu đủ&hellip
  • Không sử dụng các thực phẩm, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe&hellip
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe&hellip

🔰 Vận động hợp lý

Chị em khi vừa phát hiện bản thân mang thai cũng như trong suốt thai kỳ nên tránh hoạt động mạnh, không nên vận động quá sức, lao động chân tay…không những khiến thai phụ mệt mỏi, uể oải, mà còn đe dọa đến sự an toàn của thai nhi, dễ dẫn đến tổn thương, làm động thai, sảy thai, sinh non.

Các thai phụ có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập tốt cho sức khỏe như yoga, đi bộ, thiền định… để giúp cơ thể thoải mái, tinh thần thai phụ sảng khoái. Vận động hợp lý điều độ còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, ăn ngon miệng, ngủ ngon và dễ sinh hơn.

Các chị em nên duy trì tập các bài vận động tốt cho thai nhi khoảng 30 phút mỗi ngày, kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, hạn chế thức khuya, suy nghĩ, căng thẳng… sẽ giúp cho các chị em có một thai kỳ thuận lợi, cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, an toàn.

🔰 Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là một trong những hoạt động cần thiết trong suốt thai kỳ để giúp các chị em chăm sóc sức khỏe thai nhi, phát hiện những biểu hiện bất thường của cả mẹ và thai nhi để có biện pháp khắc phục kịp thời, phù hợp.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, các chị em không nên bỏ qua các mốc thăm khám thai như sau: thai từ 8 - 13 tuần tuổi, thai từ 16 - 22 tuần tuổi, từ 28 - 32 tuần tuổi và 36 tuần tuổi.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, cũng như thai nhi được phát triển bình thường, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để có chế độ ăn uống dinh dưỡng, vận động phù hợp cũng như tránh các hoạt động gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, hỗ trợ cho quá trình sinh nở được thuận lợi, dễ dàng hơn.

Tìm hiểu thêm: Ra máu báo thai có đau bụng không?

Mong rằng bài viết cùng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp chị em giải đáp cho thắc mắc: Ra máu báo thai thử que được chưa & giúp lựa chọn thời điểm thử thai cho kết quả chính xác. Nếu còn bất cứ câu hỏi thắc mắc hay băn khoăn nào cần được giải đáp, bạn đọc và người bệnh có thể liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái Hà qua số hotline 0325.780.327 để được hỗ trợ kịp thời nhé! Chúc bạn đọc luôn có một sức khỏe tốt!

https://phathaithaiha.webflow.io

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường đến phòng khám đa khoa Thái Hà
banner mobiphoneanh-traituvanmienphiChat mobimessenger
Chat Zalo