Dấu hiệu sảy thai sớm: nguyên nhân và cách phòng tránh

Tác giả:
phathaithaiha
update on
April 19, 2025
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ tại phòng khám Thái Hà

Sảy thai là điều không mẹ bầu nào mong muốn, trong nhiều trường hợp vẫn có thể giữ được thai nhi nếu nhận biết sớm. Vậy dấu hiệu sảy thai 1 tuần đầu là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến sảy thai & cách phòng ngừa sảy thai như thế nào? Thai phụ hãy cùng phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

1. Sảy thai là gì? Một số loại sảy thai

Sảy thai chính là hiện tượng mất thai tự nhiên trước tuần thứ 20 trong thai kỳ và theo thống kê có đến khoảng 10-20% trường hợp mang thai gặp phải. Song thực tế, con số này có thể lớn hơn bởi nhiều trường hợp không có kinh nghiệm, thai phụ đã bị sảy thai trước khi biết mình đang mang thai.

Chị em có thể yên tâm sau khi sảy thai mà được điều trị, chăm sóc đầy đủ thì vẫn có thể mang thai lần nữa. Cho nên sau khi sảy thai, chị em nên bồi bổ sức khỏe để lần mang thai tiếp theo có thể bình an và sinh nở thành công.

Có nhiều kiểu sảy thai không mà dựa vào triệu chứng, giai đoạn đang mang thai để bác sĩ chẩn đoán tình trạng hư thai. Tham khảo một số loại sảy thai như:

  • Sảy thai hoàn toàn: Xảy ra khi các mô thai bị tống hoàn toàn ra khỏi cơ thể mẹ
  • Sảy thai không hoàn toàn: Mặc dù cơ thể mẹ giải phóng các mô bào thai nhưng vẫn còn một số mô bị sót lại trong tử cung.
  • Dọa sảy thai: Hiện tượng này có thấy cổ tử cung của bạn không giãn ra nhưng lại có sự chảy máu bất thường. Với trường hợp dọa sảy thai thì thai phụ cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để kịp thời can thiệp, như vậy thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường và thai kỳ của bạn vẫn tiếp tục.
  • Sảy thai lỡ: Là hiện tượng mà phôi thai đã chết, không còn phát triển nhưng vẫn còn trong tử cung của mẹ. Nhiều mẹ không biết mình đã sảy thai lỡ cho đến khi đi siêu âm và tình cờ được bác sĩ phát hiện.
  • Sản thai do nhiễm trùng: Hiện tượng này là toàn bộ phôi thai vẫn ở trong tử cung, không được đào thải ra ngoài và có khả năng nhiễm trùng tử cung.
Dấu hiệu sảy thai sớm 1 - 2 tuần

2. Dấu hiệu sảy thai sớm 1 - 2 tuần đầu

Hiện tượng sảy thai thường kết thúc trước tuần thai thứ 20 do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số dấu hiệu dọa sảy thai rất đặc trưng chỉ cần thấy cơ thể có sự thay đổi khác lạ thì chị em nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp giải quyết. Cụ thể một số dấu hiệu sảy thai sớm như:

2.1. Chảy máu âm đạo

Nhắc đến sảy thai sẽ nghĩ ngay đến hiện tượng chảy máu âm đạo. Bởi vì đây là dấu hiệu phổ biến và dễ quan sát, cảm nhận được. Nếu máu âm đạo chảy ra có màu đỏ tươi hay nâu mận chín thì rất có thể là lượng hormone trong cơ thể thai phụ đang suy giảm rõ rệt và quá trình sảy thai đang diễn ra. Với những trường hợp nặng hơn thì lượng máu ra nhiều hơn, có thể xuất hiện cục máu.

Trong bất cứ tình huống nào chỉ cần thấy chảy máu âm đạo thì thai phụ nên chia sẻ ngay với bác sĩ chuyên môn, đặc biệt những người có tiền sử sảy thai và từng bị chấn thương ở vùng bụng.

2.2. Dịch âm đạo bất thường

Đúng là trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ ra dịch âm đạo nhiều hơn người bình thường. Tuy nhiên nếu dịch ra nhiều, có chất nhầy màu hồng hay xuất hiện cục máu đông thì đây là dấu hiệu sảy thai sớm.

2.3. Mất triệu chứng thai nghén

Không phải là tất cả nhưng đa số nữ giới lần đầu mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, có thể gặp phải triệu chứng ốm nghén như: ngửi mùi khó chịu, chán ăn, buồn nôn, căng tức ngực,... Nếu một ngày các triệu chứng này đột ngột không thấy nữa thì rất có khả năng phôi thai trong bụng đã ngừng phát triển, thai kỳ dừng lại.

2.4. Đau lưng, đau bụng dưới

Vào những tuần đầu mang thai, chị em có thể cảm thấy vùng bụng dưới đau âm ỉ như đến kỳ kinh nguyệt nhưng đây là biểu hiện phôi thai đang làm tổ ở tử cung. Nếu đã phát hiện bản thân đang mang thai mà vẫn cảm thấy đau bụng dưới, hơn nữa cơn co thắt tử cung ngày càng nhiều thì cần đặc biệt chú ý bởi đây có thể là biểu hiện của việc sảy thai hay mang thai ngoài tử cung. Dù là tình trạng nào cũng cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ xử lý kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho thai phụ.

2.5. Chuột rút kèm chảy máu

Dấu hiệu sảy thai 1 tuần tiếp theo cần lưu ý đó là xuất hiện tình trạng chuột rút, chảy máu và khó thở.

2.6. Thử thai âm tính

Khi mang thai thì que thử thai sẽ lên 2 vạch nhưng nếu đã sảy thai thì kết quả cho ra âm tính. Nếu bạn có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, choáng váng dễ ngất, đau mỏi cơ thể,...thì có thể mua que thử thai. Kết quả một vạch cho thấy quá trình mang thai đã chấm dứt, chị em nên tìm đến cơ sở y tế để kiểm tra, siêu âm.

Nếu thai phụ không may có những biểu hiện trên thì cần đến bệnh viện, phòng khám sớm để chẩn đoán và kịp thời can thiệp. Thật sự đây là dấu hiệu báo sảy thai thì nên xử lý ngay, tránh để lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ sau này, thậm chí là cả tính mạng.

3. Dấu hiệu sảy thai theo từng tuần

Dấu hiệu sảy thai ở mỗi người không giống nhau, cũng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, lần mang thai đầu hay đã từng mang thai. Dưới đây là một số dấu hiệu sảy thai theo từng tuần cụ thể:

3.1. Dấu hiệu sảy thai sớm (trước 12 tuần)

  • Cơ thể xuất hiện chảy máu âm đạo từ nhẹ đến nặng, màu máu có thể màu hồng, đỏ tươi hoặc nâu.
  • Xuất hiện cơn đau bụng dưới, đau lưng dữ dội hơn đau bụng kinh
  • Đột nhiên không còn cảm giác thai nghén, không cảm thấy buồn nôn, đau ngực.
  • Tiết ra dịch nhầy nhiều nhưng có mùi hôi kèm theo máu hoặc dịch màu hồng.

3.2. Dấu hiệu sảy thai ở giai đoạn giữa (từ 12 - 20 tuần)

Mặc dù đã qua 3 tháng đầu, mối nguy hiểm sảy thai thấp nhưng chị em tuyệt đối không được chủ quan. Nếu sảy thai ở giai đoạn này thì:

  • Người phụ nữ vẫn sẽ thấy chảy máu âm đạo đặc trưng không giống như chảy máu kinh nguyệt hàng tháng.
  • Đau bụng dưới dữ dội, kéo dài
  • Cảm nhận cử động của thai nhi giảm dần hoặc mất hẳn cử động.

3.3. Dấu hiệu sảy thai muộn (xảy ra sau 20 tuần, thường là thai chết lưu)

  • Lượng máu chảy ra khi sảy thai ở giai đoạn này rất nhiều và kéo dài
  • Cơn đau bụng dưới dữ dội giống như co thắt chuyển dạ khi sinh con
  • Hoàn toàn không cảm nhận được sự cử động của thai nhi
  • Trong dịch âm đạo xuất hiện máu

3.4. Dấu hiệu sảy thai sớm khi thai chưa vào tử cung (thai sinh hóa)

Thai sinh hóa là khi trứng mới được thụ tinh chưa làm tổ cố định trong tử cung của người bệnh. Do đó các triệu chứng sảy thai có thể xuất hiện là:

  • Chảy máu âm đạo giống với kinh nguyệt nhưng thường kéo dài hơn và xuất hiện sớm hơn. Màu có thể từ hồng nhạt đến đỏ tươi, nâu sẫm.
  • Đau bụng dưới, khó chịu như đau bụng kinh
  • Thử que thử thai ra kết quả dương tính yếu (một vạch đậm, một vạch mờ). Nếu để sau vài ngày thì kết quả sẽ chuyển sang âm tính (1 vạch) bởi cơ thể đã giảm nồng độ hormone hCG.

3.5. Một số dấu hiệu sảy thai khác

  • Mang thai ngoài tử cung: Khi mang thai ngoài tử cung mà bị sảy thai, thai phụ sẽ thấy đau bụng dữ dội một bên, chảy nhiều máu âm đạo, nhiều người sức khỏe yếu có thể bị ngất.
  • Dọa sảy thai: Đây là hiện tượng có nguy cơ nhưng chưa chắc chắn sẽ sảy thai, vẫn có thể giữ được thai và sinh nở bình thường. Dấu hiệu của hiện tượng này là đau bụng, xuất hiện nhưng thai vẫn ở trong tử cung và cổ tử cung không mở.

🔰 Chủ đề liên quan: cách giữ thai trong 3 tháng đầu

4. Nguyên nhân gây sảy thai

Quá trình mang thai là thời kỳ người phụ nữ đặc biệt chú ý đến sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, lối sống của bản thân để đảm bảo thai nhi có thể phát triển và khỏe mạnh ra đời. Tuy nhiên vì một hoặc nhiều nguyên nhân nào đó khiến quá trình mang thai phải ngừng lại, đây chính là hiện tượng sảy thai. Theo bác sĩ Sản khoa tại phòng khám đa khoa 11 Thái Hà cho biết nguyên nhân dễ gây sảy thai thường gặp là:

4.1. Do tuổi tác

Bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích nữ giới nên sinh sản trong độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Đó là vì trong độ tuổi này nếu mang thai thì tỷ lệ mang thai gặp rủi ro sẽ thấp, khoảng 15%. Còn nếu ngoài 35 tuổi mang thì thì tỷ lệ thai nhi có vấn đề sẽ cao hơn khoảng 25%. Trên 40 tuổi mang thai thì tỷ lệ lên khoảng 35% và đến độ tuổi mãn kinh thì không thể mang thai được nữa.

Điều này được lý giải qua nội tiết tố trong cơ thể nữ giới, khi tuổi cao nội tiết tố giảm đồng nghĩa với việc khả năng mang thai thành công và thai nhi khỏe mạnh sẽ thấp đi.

4.2. Do bất thường ở nhiễm sắc thể

Nguyên nhân sảy thai ở 3 tháng đầu chiếm hơn 50% là do nhiễm sắc thể của phôi thai có vấn đề. Nhiễm sắc thể chứa gen xác định đặc điểm riêng biệt của thai nhi sau này ví dụ như màu mắt, tóc. Nếu có sự sai lệch về số lượng nhiễm sắc thể hoặc có đột biến thì thai nhi rất khó phát triển bình thường được.

Thông thường rối loạn nhiễm sắc thể diễn ra một cách ngẫu nhiên không lường trước được khi mà phôi thai phân chia và phát triển. Điều này hoàn toàn không phải là gen di truyền từ bố mẹ, do đó nếu lần tới mang thai thì sẽ không ảnh hưởng hay lặp lại.

Với nền y tế hiện nay vẫn chưa thể ngăn chặn sự bất thường ở nhiễm sắc thể mà chỉ có thể phát hiện và thông báo với gia đình để tìm cách giải quyết. Tuy nhiên có thể chắc chắn rằng người phụ nữ trên 35 tuổi thì tỷ lệ gặp phải các vấn đề về nhiễm sắc thể nói chung sẽ cao hơn người bình thường.

4.3. Do tình trạng sức khỏe không ổn định

Nguyên nhân sảy thai ở 3 tháng đầu hoặc ở cả 3 tháng giữa thai kỳ thường gặp nữa là do sức khỏe của người mẹ không đảm bảo. Một số vấn đề sức khỏe sau sẽ khiến tỷ lệ sảy thai ở người phụ nữ cao hơn như:

  • Người mẹ mắc bệnh nhiễm trùng không điều trị
  • Mắc các bệnh mãn tính không kiểm soát như tăng huyết áp, tiểu đường
  • Mắc bệnh liên quan đến hormone nội tiết tố, tuyến giáp
  • Tử cung và cổ tử cung gặp vấn đề, xuất hiện dị tật ở tử cung
  • Hở eo cổ tử cung khiến cổ tử cung mỏng và dễ mở rộng sớm hơn trước ngày dự kiến sinh.

4.4. Do lối sống không lành mạnh

Chính lối sống không lành mạnh, không khoa học sẽ là nguyên nhân gây sảy thai ở nữ giới, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số thói quen nguy hiểm của người phụ nữ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, phải kể đến như:

  • Hút thuốc: Người phụ nữ hút thuốc hoặc chỉ hít khói thuốc thì nguy cơ sảy thai cũng cao hơn người khác. Trong thuốc có chứa nhiều thành phần độc hại đến phổi, gan và khiến cho phôi thai không thể phát triển bình thường. Do đó nếu xác định mang thai thì nên bỏ thuốc và không nên ở môi trường có người hút thuốc lá.
  • Sử dụng rượu bia, chất kích thích, ma túy cũng là chất có hại cho cơ thể, là nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên.
  • Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, làm việc nặng tác động đến vùng chậu. Nếu không cẩn thận kèm theo sức khỏe yếu thì khả năng sảy thai khá cao.

4.5. Do yếu tố môi trường độc hại

Môi trường nhà ở và nơi làm việc độc hại cũng là tác động gây sảy thai. Cụ thể như:

  • Môi trường làm việc bụi, tiếp xúc với hóa chất nhiều như sơn, thuốc trừ sâu,...
  • Sử dụng nguồn nước không sạch sẽ, không được khử khuẩn.

Trong quá trình đi khám chữa bệnh, nếu chị em lo ngại về vấn đề độc tố từ môi trường có thể trao đổi và trình bày rõ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.

4.6. Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân gây sảy thai ở người phụ nữ thường khó xác định và không kiểm soát được. Ngoài những nguyên nhân trên thì còn một số vấn đề khác có thể là nguyên nhân gây sảy thai như:

  • Cân nặng: Những người thừa cân hoặc thiếu cân cũng có liên quan và làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên
  • Người từng sảy thai nhiều lần (từ 2 lần trở lên) thì nguy cơ sảy thai ở những lần sau đó sẽ cao hơn.
  • Xét nghiệm tiền sản xâm lấn như lấy mẫu lông nhung màng đệm hay chọc nước ối cũng sẽ có nguy cơ sảy thai nhẹ.

5. Tỷ lệ sảy thai theo tuần

Thực tế ở mỗi giai đoạn mang thai thì tỷ lệ sảy thai là không giống nhau. Như thống kê có đến 80% các trường hợp sảy thai ở 3 tháng đầu thai kỳ (tức là từ tuần đầu đến tuần thứ 13). Còn ở 3 tháng thứ 2 thai kỳ thì tỷ lệ sảy thai giảm xuống còn 1-5% nhưng không vì thế mà chị em chủ quan.

Chúng tôi tổng hợp lại tỷ lệ sảy thai theo tuần cụ thể dưới đây:

5.1. Từ 0 đến 6 tuần

Đây là những tuần đầu thai kỳ và có nhiều trường hợp người phụ nữ còn không phát hiện bản thân đang mang thai. Chính vì thế mà có những hành động không phù hợp trong quá trình mang thai dẫn đến sảy thai. Nguy cơ sảy thai trong giai đoạn này là cao nhất khoảng 85%.

5.2. Từ tuần thứ 6 đến tuần 12

Khi thai nhi được 6 tuần sẽ có nhiều mẹ bầu phát hiện sự lạ thường của cơ thể và kiểm tra bản thân mang thai chưa. Lúc này các hành động sẽ có kiểm soát và chú ý hơn để không ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Thai nhi lúc này đã có tim thai và tỷ lệ sảy thai tự nhiên giảm xuống còn khoảng 10%.

5.3. Từ tuần thai thứ 13 đến 20

Lúc này sự phát triển của thai nhi đã ổn định hơn nhiều nên tỷ lệ sảy thai tự nhiên giảm xuống chỉ còn khoảng 5%. Nhưng ở giai đoạn này các mẹ vẫn cần chú ý đến các trường hợp thai nhi có thể tự nhiên ngừng phát triển. Nếu không may gặp phải tình trạng này thì người mẹ có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng nhiễm trùng cổ tử cung, băng huyết, để đảm bảo sức khỏe của chính mình và có thể sinh sản bình thường sau này thì các mẹ nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra, xử lý sớm.

6. Yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai

Ở phần trên chúng tôi có chia sẻ về các nguyên nhân gây sảy thai thường gặp, bên cạnh đó cũng có một số yếu tố khiến nguy cơ sảy thai tăng lên mà chị em cần chú ý:

  • Tuổi tác: Độ tuổi sinh sản phù hợp từ 20 đến 35 tuổi. Trên 35 tuổi vẫn có thể sinh sản nhưng tỷ lệ thụ thai thành công sẽ thấp hơn, nguy cơ hư thai có thể lên đến 20%. Tuổi càng cao thì nguy cơ thai bị dị tật, sinh non hay có vấn đề sẽ cao hơn. Như ở tuổi 40 có thể lên đến 40% và tuổi 45 là 80%.
  • Tiền sử sảy thai: Những chị em có tiền sử sảy thai hay nạo phá thai trước đó liên tiếp từ 2 lần trở lên thì ở lần mang thai tiếp theo, nguy cơ thai có vấn đề sẽ cao hơn người khác.
  • Tử cung hoặc cổ tử cung đang gặp vấn đề: Đây cũng là yếu tố gây cản trở quá trình sinh sản và phát triển của phôi thai. Những bộ phận này không đảm bảo quá trình sinh sản diễn ra an toàn, chính vì thế khả năng sảy thai tự nhiên hoặc phôi thai bị hư sẽ rất cao. Ở trường hợp này bác sĩ thường khuyên không nên mang thai cho đến khi tử cung, cổ tử cung khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Do mắc bệnh mãn tính: Những trường hợp thai phụ mắc các bệnh đái tháo đường, cường giáp, suy giáp thì bác sĩ sẽ không đồng ý cho mang thai. Bởi vì những căn bệnh này rất nguy hiểm, cần điều trị khỏi trước nếu không thai phụ sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai không mong muốn.
  • Béo phì hoặc thiếu cân: Một điều mà chị em ít để ý đó là những người thừa cân béo phì hay quá thiếu cân thì nguy cơ sảy thai cao, do sức khỏe cơ thể người phụ nữ không đảm bảo quá trình mang thai diễn ra ổn định.
  • Vấn đề sinh hoạt: Một trong số những yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai phải kể đến thực phẩm dinh dưỡng và cách sinh hoạt thường ngày. Thuốc lá, bia rượu, ma túy,...đều là những thực phẩm có hại cho sức khỏe con người và trong quá trình mang thai người phụ nữ không nên tiếp xúc gần. Bên cạnh đó chị em có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống ít nước, thức khuya nhiều,...cũng đều tác động không tốt đến sức khỏe.
  • Xét nghiệm tiền sản xâm lấn: Dù sức khỏe phôi thai có tốt đến đâu thì những bài xét nghiệm sau cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt có thể là nguyên nhân gây sảy thai ở nữ giới. Đó chính là xét nghiệm di truyền xâm lấn trước khi sinh như chọc dò nước ối, lấy mẫu lông nhung màng đệm.

7. Mẹ bầu cần làm gì khi thấy dấu hiệu sảy thai xuất hiện?

Sảy thai là việc không ai muốn nhưng không phải mẹ bầu cũng có thể kiểm soát được và phòng tránh hoàn toàn các nguyên nhân, tác động đến sự phát triển của thai nhi. Do đó thai phụ cũng cần chuẩn bị thêm kiến thức để có thể xử lý nhanh chóng khi phát hiện dấu hiệu sảy thai.

  • Khi phát hiện các triệu chứng thai nghén biến mất, đau bụng dưới nhiều, chảy máu âm đạo thì mẹ bầu cần bình tĩnh và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để bác sĩ kịp thời nắm bắt tình trạng từ đó có biện pháp xử lý nhanh chóng, an toàn.
  • Quá trình mang bầu các mẹ cần chú ý đến cơ thể mình hơn, ghi chép lại thời điểm xuất hiện cơn đau, tần suất và sự thay đổi khác. Phòng trường hợp thấy dấu hiệu sảy thai có thể chia sẻ chi tiết với bác sĩ.
  • Nghỉ ngơi và không làm các hành động nặng, không nên suy nghĩ căng thẳng nhiều nếu thấy dấu hiệu sảy thai. Việc thoải mái tâm lý, không quá lo âu sẽ giúp tình trạng sức khỏe không trầm trọng thêm.
  • Khi đến bệnh viện, phòng khám uy tín thì bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hormone hCG cũng như tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Đồng thời cũng theo dõi về khả năng sảy thai, nếu có biểu hiện bất thường sẽ hướng dẫn cách chăm sóc đúng để đảm bảo sức khỏe của mẹ sau này vẫn có thể sinh sản bình thường. Tại đây bác sĩ cũng kiểm tra luôn về tình trạng còn sót thai không sau khi sảy thai.
  • Sau khi sảy thai không chỉ vấn đề sức khỏe yếu đi nhiều mà tâm lý, tinh thần cũng bị ảnh hưởng, tổn thương do đó nên tìm đến sự hỗ trợ từ gia đình, người thân, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý.
  • Sau khi sảy thai cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống, các sản phẩm sử dụng. Nên bổ sung nhiều thực phẩm giúp tái tạo máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như vậy người phụ nữ mới phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ để tránh những thực phẩm gây hại cho sức khỏe như: bia rượu, đồ uống có cồn, thực phẩm nhiều dầu mỡ,...
  • Uống nhiều nước và không nên thức khuya, có thể tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể thoải mái.

Việc làm rất cần thiết sau khi sảy thai, đó là đi tái khám sức khỏe tổng quát và đặc biệt ở bộ phận sinh dục. Qua kết quả kiểm tra bác sĩ xác định được sức khỏe có bình phục tốt không và có yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này không. Đối với những trường hợp mắc các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp hay tử cung gặp vấn đề thì cần điều trị và sử dụng đúng loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

8. Chẩn đoán sẩy thai

Để xác định người phụ nữ có bị sảy thai hay không thì bác sĩ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra, chẩn đoán sau:

  • Siêu âm: Đây là cách nhanh và kết quả chính xác mà bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện ngay khi thai phụ đến bệnh viện hoặc phòng khám. Có thể siêu âm qua thành bụng hoặc đường âm đạo (đưa một đầu dò vào trong âm đạo). Nếu kết quả chưa rõ ràng thì bác sĩ có thể thử cách khác hoặc hẹn thai phụ đến kiểm tra lần nữa sau 1 tuần.
  • Xét nghiệm máu: Thực hiện bài xét nghiệm để xác định định lượng hormone thai kỳ có trong máu để so sánh với trước đây. Nếu bạn bị chảy máu quá nhiều thì xét nghiệm máu cũng có thể xác định được bạn có đang thiếu máu hay không.
  • Các bài xét nghiệm nhiễm sắc thể: Thường chỉ những trường hợp sảy thai từ 2 lần trở đi thì bác sĩ mới khuyên nên thực hiện. Mục đích của việc xét nghiệm nhiễm sắc thể là xem bạn hoặc chồng có mang gen bất thường không, bởi đây có thể là nguyên nhân gây sảy thai.

9. Cách điều trị sảy thai

Không có một cách điều trị sảy thai nào cho toàn bộ trường hợp, mà bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân sảy thai, tình trạng sức khỏe của người mẹ để xử lý phù hợp. Đối với những trường hợp chưa sảy thai chỉ mới dọa sảy thai thì bác sĩ sẽ khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn cho đến khi không còn cảm thấy đau bụng và không chảy máu. Bên cạnh đó bác sĩ cũng đặc biệt lưu ý không quan hệ tình dục trong giai đoạn này.

Nếu như sức khỏe bạn không ổn định và thai nhi trong bụng có triệu chứng sảy thai thì trong quá trình mang thai không nên đi du lịch nhiều. Có thể tìm hiểu đến các địa chỉ chăm sóc y tế đầy đủ để bác sĩ kịp thời phát hiện và điều trị.

Nếu trường hợp bạn sảy thai thì nên tập trung vào sức khỏe của bản thân. Phải đảm bảo phôi thai và nhau thai không còn trong tử cung, đã trôi hết ra ngoài. Bởi nếu còn một ít cũng sẽ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Cách điều trị sảy thai cần được thực hiện an toàn tại cơ sở y tế uy tín bởi bác sĩ có chuyên môn, tuyệt đối không chủ quan mà bỏ qua hoặc tìm đến những địa chỉ kém chất lượng.

Tại bệnh viện, phòng khám uy tín bác sĩ sẽ:

  • Siêu âm để xác định phôi thai đã ngừng hoạt động chưa cũng như tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu không có triệu chứng nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ để sảy thai tự mà không cần can thiệp. Nhưng nếu phôi thai không trôi ra hết thì cần điều trị bằng y tế hoặc phẫu thuật lấy toàn bộ phôi, nhau thai ra ngoài.
  • Điều trị y tế: Chỉ áp dụng cho những trường hợp phôi thai đã ngừng phát triển và không thể ra ngoài một cách tự nhiên. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng loại thuốc phù hợp có công dụng tống phôi thai, nhau thai ra ngoài một cách tự nhiên. Tác dụng của thuốc này trong vòng 24 giờ, có thể dùng qua đường âm đạo hoặc đường uống.
  • Điều trị bằng phẫu thuật cho những trường hợp sảy thai có triệu chứng nhiễm trùng. Máu ra nhiều cần có biện pháp nhanh chóng kiềm máu, bằng phương pháp hiện đại. Bác sĩ sẽ làm giãn cổ tử cung và dùng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ mô tế bào nằm bên trong tử cung. Phương pháp này tác động trực tiếp đến tử cung nên nếu không cẩn thận thì có thể làm ảnh hưởng đến tử cung. Do đó với những trường hợp điều trị phá thai bằng phẫu thuật nên thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa trọng điểm.

10. Một số biện pháp phòng ngừa sảy thai

Để đề phòng sảy thai một cách tuyệt đối sẽ rất khó vì có nhiều nguyên nhân từ nhiễm sắc thể mà không thể lường trước được. Để trải qua một thai kỳ khỏe mạnh cũng như hạn chế tỷ lệ sảy thai ở mức thấp thì chị em cần chú ý đến những điều sau:

  • Tuân thủ lối sống khoa học lành mạnh: Điều này không chỉ giúp thai nhi có thể phát triển bình thường mà còn đảm bảo sức khỏe mẹ bầu khỏe mạnh, tâm lý thoải mái. Các mẹ cần chủ động tránh những nơi có thuốc lá, chất động hại, không hút thuốc, không sử dụng ma túy. Ngay cả cà phê cũng cần tiêu thụ với lượng vừa đủ và nếu có điều kiện thì nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bên cạnh đó có thể tập thể dục mỗi ngày với cường độ nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc (khoảng 7-9 tiếng / ngày).
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được cơ thể mình cần bổ sung gì và cần tránh những thực phẩm nào không tốt cho thai nhi.
  • Bổ sung axit folic: Theo nghiên cứu của chuyên gia thì mỗi ngày bổ sung khoảng 400mcg axit folic sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Do đó ngay khi có kế hoạch mang thai thì chị em nên bổ sung viên uống axit theo lời khuyên của bác sĩ và tiếp tục dùng trong suốt thai kỳ.
  • Đề phòng nhiễm trùng: Trong quá trình mang thai các mẹ cần chú ý tránh mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, cảm lạnh, cảm cúm,... Hãy đảm bảo rằng đã tiêm đủ các mũi vắc xin trước khi mang thai để cơ thể có đề kháng trước sự tấn công của các căn bệnh trên. Ngoài ra thai phụ cũng cần chú ý rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc gel rửa tay khô.
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý: Như chúng tôi chia sẻ ở trên thì khi bạn thừa cân hoặc quá thiếu cân đều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai. Chính vì thế trong quá trình 9 tháng 10 ngày này mẹ bầu cần giữ mức cân nặng phù hợp, đúng chuẩn theo tiêu chí.
  • Có đời sống tình dục an toàn: Dù đã mang thai nhưng cặp vợ chồng nên đảm bảo thói quen quan hệ tình dục hợp lý, không nên quá mạnh bạo. Ngoài ra cũng cần áp dụng các biện pháp bảo vệ để tránh nguy cơ mắc các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục như giang mai, sùi mào gà, lậu,...
  • Kiểm soát tình trạng bệnh lý mạn tính: Nếu mẹ bầu đang mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tự miễn thì nên điều trị dứt điểm bệnh trước khi mang thai. Bởi sẽ không đảm bảo rằng các căn bệnh đó sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

11. Cách phục hồi nhanh sau khi sảy thai

Dù sảy thai vì nguyên nhân nào thì chị em cũng đều mong rằng lần sảy thai này sẽ không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở lần kế tiếp. Nếu chị em biết cách chăm sóc bản thân thì sức khỏe sẽ nhanh chóng hồi phục và có thể mang thai an toàn trong lần kế tiếp. Sau khoảng 4-6 tuần kể từ ngày sảy thai thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ quay lại bình thường và chị em tiếp tục có thể thụ thai. Tuy nhiên ở lần mang thai tiếp theo chị em nên chuẩn bị thật tốt về sức khỏe, tâm lý và chú ý phòng tránh các vấn đề có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Phục hồi sau khi bị sảy thai, chị em phụ nữ nên:

11.1. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Các cụ ngày xưa có câu “ một lần sảy bằng bảy lần sinh” cho thấy sự nguy hiểm và tổn hại sức khỏe người phụ nữ sau mỗi lần sảy thai như thế nào. Nếu chẳng may bị sảy thai, chị em nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để mau chóng phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó nên hạn chế làm việc nhà, đặc biệt là những công việc nặng nhọc, bưng bê, giặt đồ,... Những việc nhà trông rất nhẹ nhưng thực tế lại tốn nhiều công sức để hoàn thành, điều này khiến cho cơ thể khó phục hồi và còn nặng hơn. Nếu không chú ý nghỉ ngơi sức khỏe thai phụ sẽ ngày càng yếu đi và còn có nguy cơ mắc các bệnh lý sản phụ khoa.

11.2. Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Sau khi sảy thai cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi cả về thể chất và tinh thần, nếu không chú ý sẽ dẫn đến suy kiệt. Do đó sau khi bị sảy thai việc cần làm là bổ sung dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắt, nhiều canxi, khoáng chất, vitamin,...

Bên cạnh đó cũng cần chú ý uống đầy đủ lượng nước mỗi ngày như nước lọc, nước ép trái cây, nước canh, các loại sữa, súp,... Trong thời gian này nên chiều chuộng bản thân một chút, muốn ăn gì có thể nhờ người thân hoặc chồng đi mua. Việc đón nhận sự quan tâm, yêu thương từ chồng và người thân giúp chị em thấy thân thuộc, mang lại cảm giác an toàn, từ đó sớm bình phục hơn sau thời gian sảy thai.

11.3. Tránh quan hệ tình dục

Sau khi sảy thai chị em không nên quan hệ tình dục bởi lúc này tử cung đang rất nhạy cảm và chảy máu âm đạo. Quan hệ tình dục trong thời gian này sẽ khiến tử cung tổn thương, sức khỏe khó hồi phục và dễ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Do đó các mẹ nên kiêng quan hệ khoảng 6 tuần từ sau khi sảy thai cho đến khi đi tái khám bác sĩ thông báo sức khỏe bình thường và có thể quan hệ.

11.4. Tránh tập luyện cường độ cao

Trong thời gian sau khi sảy thai chị em nên nghỉ ngơi để phục hồi thể lực do đó không nên luyện tập với cường độ cao, ngay cả việc nhà cũng nên hạn chế. Nếu muốn lấy lại dáng vóc hoặc tìm cách thư giãn thì chị em có thể thử các bộ môn nhẹ nhàng như thiền, yoga,...như vậy sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn và cơ thể cũng phục hồi nhanh hơn.

11.5. Cân bằng cảm xúc

Không chỉ sức khỏe suy giảm mà người phụ nữ còn phải đối mặt với nỗi đau tinh thần mất con. Chắc chắn trong thời gian đầu người mẹ sẽ rất buồn, chán nản, suy nghĩ nhiều, mất ngủ và dễ nghẹn lòng vì nhớ con. Đây là cảm xúc bình thường mà người mẹ nào trong hoàn cảnh nào cũng sẽ như vậy. Để có thể phục hồi nhanh chị em nên cân bằng lại cảm xúc, kìm nén không được quá đau buồn.

Chỉ khi vượt qua được nỗi đau này chị em mới có thể bình tâm, vững vàng bước tiếp và sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo.

Việc suy nghĩ lo lắng nhiều chỉ khiến cho sức khỏe giảm dần, nhiều trường hợp người phụ nữ suy nghĩ thái quá dẫn đến trầm cảm, lo âu. Những trường hợp này nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa tư vấn, tuyệt đối không được chủ quan mà khiến cho tâm trạng ngày càng đi xuống.

12. Những lầm tưởng về sảy thai

Đã có không ít người có tư tưởng, quan niệm sai lầm về sảy thai dẫn đến chủ quan và gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm sau này cho sức khỏe. Cùng tham khảo những lầm tưởng về sảy thai thường gặp:

12.1. Sảy thai rất hiếm khi xảy ra

Sự thật tỷ lệ sảy thai có thể lên đến 10-20% và không hề hiến gặp. Điều này cho thấy ai cũng có thể bị sảy thai nếu như không cẩn thận. Chính vì thế bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích thai phụ nên theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe trong quá trình mang thai.

12.2. Tập thể dục có khả năng gây sảy thai

Tập thể dục đúng cách giúp thai phụ kiểm soát được cân nặng và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên nếu tập thể dục quá nặng, cường độ cao rất có thể gây sảy thai tự nhiên. Do đó nên tập thể dục với tần suất nào nên dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ. Tuyệt đối không tự ý tập luyện theo ý của mình có thể dẫn đến chấn thương, tai nạn, thậm chí là sảy thai.

12.3. Chảy máu thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ nhất, đồng nghĩa với sảy thai

Thực tế chảy máu thai kỳ trong 3 tháng đầu thai kỳ không hẳn là dấu hiệu sảy thai. Bởi đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai vẫn có thể giữ được phôi thai. Chính vì thế khi thấy chảy máu âm đạo thì nên đến trực tiếp cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra xem tình trạng này có nguy hiểm không.

12.4. Sảy phôi thai là do lỗi của người mẹ

Sảy phôi thai khi sức khỏe người mẹ không đảm bảo như tử cung có vấn đề, bị tai nạn thì có thể là do lỗi của người mẹ. Tuy nhiên đây là điều không ai mong muốn cho nên không nên đổi hoàn toàn do người mẹ.

Còn một số trường hợp do nhiễm sắc thể phôi thai có vấn đề dẫn đến sảy thai, vì thế không được đổ lỗi cho mẹ hoặc bố vì nguyên nhân này không thể biết và phòng tránh trước được.

12.5. Một số thực phẩm có thể gây sảy thai

Thực tế không có loại thực phẩm nào có thể khiến phôi thai ngừng phát triển mà chỉ có thể làm tăng nguy cơ gây sảy thai. Một số thực phẩm mẹ bầu cần tránh, hạn chế sử dụng đặc biệt trong ba tháng đầu, như:

  • Các thực phẩm đồ sống, thịt sống chưa nấu chín
  • Các loại thực phẩm đã được chế biến, đóng hộp như thịt nguội, thịt chua,...
  • Trứng sống, sữa, phô mai chưa được tiệt trùng
  • Một số loại rau củ như rau má, dứa, đu đủ xanh,...

Quá trình mang thai rất vất vả, mẹ bầu không chỉ lo lắng về vấn đề sức khỏe mà còn chú ý đến tâm lý cần được thoải mái. Nếu có vấn đề bất thường có nguy cơ gây sảy thai, chị em nên nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra và xử lý sớm, tránh để xảy ra điều đáng tiếc.

Bài viết trên chia sẻ toàn bộ các dấu hiệu sảy thai sớm theo tuần và các vấn đề liên quan để chị em hiểu và phòng tránh. Có kiến thức về sảy thai sẽ giúp nữ giới kịp thời phát hiện triệu chứng thai hư và xử lý nhanh chóng. Phòng khám phụ khoa 11 Thái Hà luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của chị em về vấn đề Sản phụ khoa, liên hệ ngay đến hotline phòng khám để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

https://phathaithaiha.webflow.io

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường đến phòng khám đa khoa Thái Hà
banner mobiphoneanh-traituvanmienphiChat mobimessenger
Chat Zalo