12 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trước 2 ngày – 1 tuần mẹ bầu cần nhớ

Tác giả:
phathaithaiha
update on
July 31, 2024
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ tại phòng khám Thái Hà

Thai phụ nên tự nhận biết được những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh trước 2 ngày đến 1 tuần để có chuẩn bị tâm lý, đồ dùng cần thiết trước khi “vượt cạn” và ở cữ nhé!

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

12 dấu hiệu sắp sinh em bé của mẹ bầu trước 2 ngày - 1 tuần

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh trước 1 tuần

Nếu mẹ bầu nhận thấy những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh đầu tiên dưới đây thì hãy nhanh chóng báo cho người thân và tới bệnh viện thăm khám nhanh chóng để có thể kịp thời chào đón con yêu của mình:

1. Bụng bầu tụt xuống, sa bụng

Một trong những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần thường gặp ở nữ giới hiện nay đó chính là hiện tượng bụng bầu bị tụt xuống hay còn được gọi là sa bụng bầu. Vào khoảng 1 tuần hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ, đầu của em bé thường có xu hướng quay xuống khu vực xương chậu để có thể chào đời.

Khi em bé quay đầu xuống vùng xương chậu, mẹ bầu có thể nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh qua một vài biểu hiện rõ rệt như ngực không chạm vào phần trên của bụng, cảm giác phần bụng dưới nặng nề, đi lại và di chuyển gặp nhiều khó khăn hơn, cảm nhận thấy đầu của em bé đã lọt xuống phần khung của xương chậu. Ngoài ra, các mẹ cũng sẽ liên tục cảm thấy buồn tiểu do phần đầu của em bé đã chèn ép vào bàng quang để có thể sẵn sàng ra ngoài gặp bố mẹ.

2. Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự (tử cung co thắt)

Các cơn gò tử cung khiến tử cung bị co thắt mạnh là dấu hiệu sắp sinh có thể dễ dàng nhận biết ở mẹ bầu trong những tháng cuối của thai kỳ. Các cơn co thắt tử cung diễn ra liên tục, mạnh hơn so với bình thường, đặc biệt là khi mẹ bầu thay đổi tư thế, các cơn co thắt tử cung không có dấu hiệu thuyên giảm đi mà còn đau quặn thắt hơn. Một cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự báo hiệu cho mẹ bầu sắp sinh thường sẽ cách nhau từ khoảng 5 – 10 phút.

Tuy nhiên trong quá trình mang thai, thai phục cũng có thể gặp phải các cơn gò nhẹ, diễn ra không liên tục được gọi là cơn chuyển dạ giả Braxton – Hicks. Các cơn co thắt tử cung giả này có thể diễn ra vài tuần hoặc vài tháng trước khi mẹ bầu thực hiện sinh nở. Vì vậy các mẹ bầu cần chú ý đến các cơn gò tử cung một cách kỹ lưỡng để có thể tránh nhầm lẫn với các cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự.

3. Vỡ ối

Vỡ ối là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh 1 ngày, khi vỡ ối mẹ bầu sẽ thực hiện sinh con trong khoảng từ 12 – 24 giờ ngay sau đó. Túi đựng nước ối là môi trường nuôi dưỡng thai nhi phát triển một cách hoàn hảo của tạo hoá. Khi mẹ bầu xuất hiện hiện tượng vỡ ối, các chất lỏng chảy ra bên ngoài theo đường âm đạo. Chị em cần phải phân biệt rõ hiện tượng chảy nước ối và chảy nước tiểu để có thể sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tốt trước khi đón em bé chào đời.

Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà hiện tượng vỡ ối sẽ diễn ra khác nhau. Có người cảm nhận được những cơn đau khi vỡ nước ối nhưng lại có những người không cảm nhận được cơn đau khi vỡ nước ối. Dòng nước ối vỡ ra có thể chảy ào ra bên ngoài rất mạnh nhưng cũng có thể rò rỉ thành từng dòng và chảy rất chậm ra bên ngoài. Một lưu ý nữa trước khi sinh, nước ối là dung dịch không màu, không mùi và có thể nhận biết bằng giấy quỳ tím.

Mẹ bầu bị vỡ ối ở bất kỳ hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng sẽ gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi, đặc biệt là những trường hợp vỡ ối non trước 37 tuần khi mang thai. Nữ giới nhận thấy tình trạng vỡ ối, thai phụ cần nhanh chóng đến ngay các địa chỉ y tế uy tín để bảo toàn tính mạng của mình. Thông thường, khi mẹ bầu bị vỡ ối sớm bác sĩ sẽ tiến hành sinh mổ cho thai phụ để tránh gây ra những khó khăn cho việc rặn đẻ và nhiễm trùng.

4. Cổ tử cung giãn nở

Một trong những dấu hiệu sắp sinh điển hình tiếp theo mà thai phụ có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là sự giãn nở tử cung vào tuần cuối cùng của thai kỳ. Ở thời điểm chuyển dạ, tử cung của nữ giới sẽ có dấu hiệu giãn nở tạo điều kiện thuận lợi cho đường em bé lọt lòng. Trước khi sinh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám tử cung của nữ giới một cách cẩn thận nhằm kiểm tra dấu hiệu giãn nở của tử cung để chuẩn bị cho quá trình sinh nở diễn ra thành công.

Tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà tốc độ xóa mở cổ tử cung có thể diễn ra nhanh chậm khác nhau. Trung bình cổ tử cung của mỗi thai phụ mở được 10cm sẽ tạo điều kiện cho quá trình vượt cạn diễn ra thành công. Cổ tử cung giãn nở là một trong những quá trình sinh thường tự nhiên không gây đau đớn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, chị em cũng cần phải theo dõi sự thay đổi của cổ tử cung để có thể nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám sớm cho mình.

5. Tiết ra dịch nhầy ở cổ tử cung: Mất nút nhầy

Khi nữ giới mang thai, cổ tử cung sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn so với bình thường bởi các chất dịch nhầy này sẽ có tác dụng ngăn chặn, không cho các tác nhân có hại gây bệnh như virus, nấm, vi khuẩn,…xâm nhập vào sâu bên trong cổ tử cung. Mẹ bầu mang thai ở những tuần 37 đến 40 nếu để ý thì sẽ nhận thấy vùng kín của mình tiết ra một chất dịch nhầy có màu hơi đỏ hoặc hồng. Lúc này chứng tỏ nút nhầy ở cổ tử cung đã không còn nữa và nữ giới cần chuẩn bị cho hành trình sinh em bé chào đời của mình.

Chất dịch nhầy ở cổ tử cung của người mẹ thường có màu hồng hoặc màu sẫm hơn, đôi khi có thể nhìn thấy dính lẫn một chút máu. Cổ tử cung tiết ra nút nhầy là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà cha mẹ cần nên chú ý. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, cơ thể mỗi thai phụ sẽ tiết ra lượng dịch nhầy khác nhau, có một số người xuất hiện nhiều lần nhưng cũng có một số người lại không nhận thấy hiện tượng này. Đối với những trường hợp dịch nhầy có kèm theo máu kinh thì các mẹ cần nhanh chóng đi khám bác sĩ ngay để có thể kiểm tra sức khoẻ kịp thời.

6. Mệt mỏi và buồn ngủ

Khi bước vào giai đoạn những tháng cuối của thai kỳ, chị em sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn so với bình thường. Thậm chỉ việc hoạt động thường ngày như đi lại hay dịch chuyển cũng khiến chị em trở nên khó khăn, phần lớn mẹ bầu trong giai đoạn này thường không muốn làm gì và chỉ muốn nằm nguyên một chỗ. Nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu sắp sinh mệt mỏi và buồn ngủ là do em bé bắt đầu muốn ra bên ngoài gặp bố mẹ nên đã dịch chuyển dần xuống khu vực bụng dưới của người mẹ.

Khi cơ thể luôn cảm thấy buồn ngủ, thiếu ngủ, bụng trở nên cồng kềnh, thận khó chịu đựng được sức nặng của thai nhi khiến các mẹ rơi vào trạng thái khó ngủ là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ bầu có thể nhận biết được cho mình. Để tránh bị mất giấc ngủ, chị em có thể tranh thủ chợp mắt ngay khi thấy cơn buồn ngủ đang kéo đến.

7. Chuột rút, đau thắt lưng

Những mẹ bầu sinh con lần đầu sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng chuột rút, đau thắt lưng, đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh điển hình có thể dễ dàng nhận biết. Khi bước vào thời gian những tuần cuối của thai kỳ, chị em sẽ cảm thấy hiện tượng đau nhức ở phần lưng, hai bên háng và tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên có thể xuất phát do các cơ khớp ở cổ tử cung, vùng xương chậu đang dần kéo căng ra để giúp em bé có thể chào đời một cách thuận tiện nhất.

8. Giãn khớp

Một trong những dấu hiệu sắp sinh tiếp theo mà mẹ bầu thường gặp phải đó chính là hiện tượng giãn khớp. Đây là hiện tượng các khớp xương, đặc biệt là khớp xương háng, xương khớp lưng và xương khớp chân bị kéo giãn ra do sự thay đổi của nội tiết tố và hormone bên trong cơ thể của người mẹ. Giãn khớp có thể xảy ra trong suốt thai kỳ nhưng thường nhận thấy rõ ràng nhất vào những tuần cuối khi thai nhi khi đã chuẩn bị sẵn sàng chào đời.

Quá trình giãn khớp làm cho mẹ bầu cảm thấy đau nhức, chuột rút và khó khăn khi thực hiện di chuyển. Đây là quá trình tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, các chị em cũng cần phải chú ý việc giãn khớp là dấu hiệu cho biết cơ thể của bạn đang chuẩn bị cho quá trình sinh nở, do đó bạn cần phải quan sát kỹ lưỡng hiện tượng này để có thể kịp thời đến bệnh viện khi bé yêu muốn ra ngoài gặp mẹ.

9. Tiêu chảy

Theo kinh nghiệm của dân gian, tiêu chảy ở những tuần cuối của thai kỳ có thể là dấu hiệu sắp sinh thường gặp ở nữ giới. Đây là hiện tượng ruột kích thích hoạt động nhiều hơn khiến cho mẹ bầu bị đi ngoài nhiều lần, phân lỏng lẻo. Nguyên nhân gây ra hiện tượng tiêu chảy là do cơ thể của nữ giới có quá nhiều hormon được sinh sản ra.

Hiện tượng tiêu chảy xuất hiện chủ yếu vào những tháng cuối của thai kỳ, khi việc sản sinh nhiều hormone vô tình khiến các cơ quan trong đó có trực tràng được thư giãn. Ở thời điểm này, thai phụ sẽ cảm thấy mình dễ gặp phải hiện tượng tiêu chảy hơn, cơ thể mệt mỏi, không còn sức sống khi gần đến ngày sinh. Tuy nhiên chị em cũng có cải thiện tình trạng tiêu chảy của mình bằng cách bổ sung nhiều nước cho cơ thể mỗi ngày.

10. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh: Bạn ngừng tăng hay giảm cân

Vào thời gian những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường tăng cân nhanh hơn so với các tháng còn lại. Tuy nhiên hiện tượng tăng cân này chỉ diễn ra trong các tháng cuối của thai kỳ còn khoảng 7 ngày trước khi sinh thai phụ sẽ gặp phải hiện tượng bị tụt cân hơn do lượng nước ối giảm đi hoặc do mẹ bầu bị tiêu chảy, nôn và ăn uống kém. Ngừng tăng hay giảm cân là một trong những hiện tượng bình thường và không quá lo ngại ở những tuần cuối cùng của thai kỳ. Chị em cần nhận biết hiện tượng ngừng tăng giảm cân này để có thể chuẩn bị chào đón thiên thần bé nhỏ của mình nhé.

11. Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần: Đi tiểu thường xuyên

Phần lớn hiện tượng đi tiểu nhiều lần sẽ xuất hiện vào những tuần đầu tiên của thai kỳ khi nữ giới bắt đầu mang thai. Tuy nhiên hiện tượng đi tiểu thường xuyên cũng xuất hiện nhiều vào những tháng cuối của thai kỳ giúp chị em có thể nhận biết được dấu hiệu cơ thể chuẩn bị đến ngày lâm bồn. Đi tiểu nhiều lần là hiện tượng bàng quang bị gia tăng áp lực nặng nề do thai nhi tụt xuống khu vực xương chậu, khiến cho vùng bàng quang bị chèn ép liên tục nên số lần tiểu tiện tăng lên đáng kể trong 1 ngày.

12. Thai nhi đạp liên tục

Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày - 1 tuần rõ ràng nhất là thai nhi liên tục đạp vào thành tử cung của người mẹ. Vào thời điểm vài tuần cuối của thai kỳ, em bé sẽ liên tục đạp vào bụng của người mẹ như muốn nói rằng con muốn gặp bố mẹ do diện tích trong tử cung đã quá hẹp, không còn đủ rộng rãi nữa và em bé đã cảm thấy quá trật trội và cần được ra ngoài trong thời gian sắp tới.

Thai nhi đạp liên tục là một dấu hiệu cho biết cơ thể của bạn đang chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Do đó, mẹ bầu cần tận dụng thời gian này để có thể nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, điều độ và theo dõi các dấu hiệu chuyện dạ khác để có thể dễ dàng nhận biết và chuẩn bị thật tốt cho thời kỳ sinh nở của mình nhé.

* Có thể bạn quan tâm:

Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày?

Các chuyên gia y tế phụ sản khuyến cáo, nữ giới đang mang thai vào những thời điểm trong các tháng cuối của thai kỳ cụ thể khi đã xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh trước đó 2 ngày cần giữ tâm lý cho mình thật bình tĩnh, không nên quá lo lắng, căng thẳng và chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Không nên đi xa

Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu đau bụng gần đến ngày đẻ, các mẹ bầu cần tránh di chuyển tại nơi đẻ quá xa bởi em bé có thể muốn sinh ra bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, việc đi lại quá xa cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của cả mẹ và bé như tình trạng khói, bụi, ồn ào, còi xe, tắc đường,…xảy ra trong quá trình di chuyển rất nhiều.

  • Cần nghỉ ngơi đầy đủ

Thời kỳ sắp sinh, các chị em cần nghỉ ngơi điều độ và khoa học tại nhà, tránh vận động quá mạnh vào những tháng cuối của thai kỳ đặc biệt là những ngày chuẩn bị chuyển dạ. Thực hiện nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể của mẹ bầu thư giãn, an tâm và giảm bớt được nhiều lo lắng hơn trong quá trình chuẩn bị sinh nở này. Chị em có thể thư giãn cơ thể bằng việc nghe nhạc, đọc sách, chia sẻ, tâm sự cùng bạn bè và gia đình,…

  • Không thức khuya

Các mẹ bầu xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ cần nên ngủ nghỉ điều độ, tránh thức quá khuya bởi việc thức khuya sẽ rất có hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài ra cũng cần tránh các hoạt động chơi game, nghe nhạc, sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, ipad,…bởi các vật dụng này thường chứa nhiều bức xạ không tốt cho sức khoẻ của em bé.

  • Nằm nghiêng sang bên trái

Mỗi khi nằm ngủ, các mẹ bầu nên nằm nghiêng cơ thể về bên trái để giúp quá trình lưu thông máu đến em bé diễn ra thuận lợi, ổn định và tránh áp lực vào các động mạch chủ. Thai phụ tuyệt đối không được nằm ngửa hoặc nằm úp bụng xuống giường, bởi việc này sẽ khiến áp lực bụng tăng lên không tốt cho cả mẹ và bé sau này.

  • Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết

Quá trình nhận thấy các dấu hiệu chuyển dạ sớm, mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn tất cả các vật dụng cần thiết khi đi đẻ như chi phí, giấy tờ, đồ dùng sơ sinh, bình sữa, quần áo,…Để quá trình chuẩn bị đồ dùng cho bé được đầy đủ thì chị em có thể tham khảo từ những người chị, người mẹ đi trước của mình nhé.

  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng

Và một điều quan trọng cuối cùng trước khi xuất hiện các dấu hiệu trước sinh 2 ngày mà mẹ bầu cần làm cho mình đó chính là chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, ổn định nhất để có thể sẵn sàng chào đón bé con của mình chào đời.

Dấu hiệu sắp sinh xuất hiện, khi nào mẹ bầu nên gọi cho bác sĩ?

Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh thì mẹ bầu nên gọi cho bác sĩ khi nào là câu hỏi được nữ giới đặt ra nhiều hiện nay. Để có thể nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, các mẹ bầu có thể kiểm tra qua số lần co thắt ở bụng của mình như:

  • Thông thường các cơ co thắt sẽ kéo dài từ 60 – 90 giây và khoảng thời gian co thắt cách nhau dao động từ 15 – 20 phút.
  • Sau đó các cơn co thắt sẽ trở nên dồn dập, mạnh mẽ hơn cho đến khi chúng diễn ra cách nhau khoảng 5 phút.
  • Khi nhận thấy các cơn co thắt kéo dài từ 45 – 60 giây, chúng cách nhau từ 3 - 4 phút thì nữ giới cần nhanh chóng thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Thời gian các cơn co thắt kéo dài và xuất hiện trong những khoảng cách khác nhau. Khi đó, các mẹ cần cung cấp đầy đủ cho bác sĩ chuyên khoa về độ dài, thời gian các cơn co thắt, mức độ co thắt, cơn đau co thắt và các biểu hiện khác nếu có. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh dưới đây thì cũng cần đến ngay bệnh viện và các địa chỉ y tế gần nhất để được hỗ trợ một cách kịp thời:

  • Cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu, biểu hiện sinh non như âm đạo tiết ra nhiều dịch bất thường, vùng kín chảy máu, các cơn co thắt xuất hiện trước tuần thứ 37 kèm theo đó là hiện tượng đau lưng, đau bụng, đau vùng xương chậu.
  • Nhận thấy âm đạo có hiện tượng rỉ ối, vỡ nước ối, nước ối có màu xanh lục, vàng nâu hoặc nước ối có màu máu thì cần báo ngay cho bác sĩ sản khoa.
  • Cảm nhận thấy em bé ít hoạt động hơn so với những ngày bình thường trước đó.
  • Bụng đau dữ dội, âm đạo xuất huyết, cơ thể bị sốt cao.
  • Các cơn đau ở đầu, cơn đau kéo đến liên tục hoặc mẹ bầu gặp phải hiện tượng của tiền sản giật nguy hiểm.

Dấu hiệu đau bụng đẻ như thế nào?

Gần đến những tháng cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện nhiều cơn đau bụng đẻ khác nhau, tuy nhiên các mẹ bầu cần phải phân biệt rõ các dấu hiệu của cơn đau bụng đẻ giả và cơn đau bụng đẻ thật qua những đặc điểm dưới đây:

* Đau bụng đẻ giả (Braxton – Hick)

Phần lớn các cơn co thắt đau bụng giả thường xuất hiện đột ngột, không thường xuyên, không đều đặn về tần suất và cường độ. Các cơn đau bụng đẻ giả có thể xuất hiện không cố định, thường xuất hiện nhiều những tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ cho đến khi chị em sinh con. Đặc biệt các dấu hiệu đau bụng đẻ giả thường gặp nhiều ở những chị em đã từng sinh con trước đó.

Nữ giới có thể cảm nhận được những cơn đau bụng giả co thắt diễn ra ở vùng bụng dưới, không có hiện tượng tiết ra dịch, không ra máu và tử cung cũng sẽ không giãn nở ra. Khi di chuyển, hoạt động, nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế thì các cơn co thắt đau bụng giả có thể sẽ giảm đi và dừng lại.

* Đau bụng đẻ thật (Cơn gò chuyển dạ)

Đau bụng đẻ thật sẽ khiến tử cung co bóp mạnh và đều đặn nhằm xoá mở cổ tử cung và đẩy bào thai ra bên ngoài. Những cơn gò chuyển dạ thường xuất hiện các dấu hiệu dễ dàng nhận biết như:

  • Cơn đau xuất hiện liên tục kéo dài từ vùng lưng sau đó lan ra phía trước bụng và xuống vùng xương chậu.
  • Cơn đau bụng đẻ thật kéo dài từ 30 – 90 giây, xuất hiện khoảng 2 lần trong 10 phút và tăng dần về tần suất và cường độ.
  • Các cơn gò chuyển dạ này không biến mất khi nghỉ ngơi hoặc khi mẹ bầu thay đổi tư thế.
  • Các cơn đau bụng đẻ thật kèm theo các dấu hiệu khác như ra dịch nhầy hồng âm đạo, vỡ ối, sa bụng, chuột rút vùng xương chậu,…

Những giai đoạn của quá trình đau bụng đẻ

Theo các nghiên cứu đưa ra, khi thai phụ nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nhận biết trong quá trình đau đẻ thì đồng thời khi đó các cơn đau đẻ sẽ xuất hiện theo chiều hướng 3 giai đoạn cụ thể như sau:

* Giai đoạn 1: Giai đoạn cổ tử cung có sự xóa – mở

Ở giai đoạn đau bụng đẻ đầu tiên này, cổ ngoài và cổ tử cung trong trạng thái bình thường sẽ kết hợp lại với nhau để hình thành nên các phiên mỏng. Nút nhầy chặn ở cổ tử cung sẽ luôn được đóng kín trong thời kỳ nữ giới mang thai và khi nút nhầy được thoát ra ngoài thường sẽ sen lẫn một chút máu và một số mao mạch nên có thể dễ dàng nhận thấy các chất dịch màu hồng này. Ở giai đoạn cổ tử cung có sự xóa – mở sẽ được chia thành 2 thời kỳ:

  • Thời kỳ tiềm thời: Mẹ bầu trong giai đoạn này có thể nhận thấy các cơn đau bụng nhẹ, thưa, kéo dài trung bình từ 5 – 30 phút/cơn và nghỉ trong khoảng 2 - 3 phút rồi lại tiếp tục các cơn đau khác, các cơn đau có xu hướng tăng dần về cường độ và tần suất. Ở thời thời kỳ này, cổ tử cung bắt đầu mở dần ra từ 2 – 3cm.
  • Thời kỳ hoạt động: Trong thời kỳ này, các cơn đau bụng xuất hiện nhiều lên, tăng nhanh về tần suất và cường độ. Lúc này cổ tử cung đã mở trên 4cm và các cơn đau sẽ diễn ra trong khoảng 60 – 90 giây kéo dài từ 3 – 5 phút và diễn ra trong vài giờ. Khi đến thời kỳ này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra và đưa vào phòng sinh.

* Giai đoạn 2: Thai đoạn thai nhi được đẩy ra bên ngoài

Khi trải qua giai đoạn 1, mẹ bầu sẽ tiến triển nhanh sang giai đoạn 2. Đây được coi là giai đoạn mẹ rặn mạnh để em bé chui ra bên ngoài, lúc này cổ tử cung của người mẹ đã mở to lên đến 10cm, túi ối vỡ ra, đầu em bé chui xuống thấp hơn. Đồng thời khi cơ thể xuất hiện các cơn gò tử cung hoạt động, nữ giới sẽ cố gắng rặn và em bé sẽ được đẩy ra bên ngoài tầng sinh môn.

* Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ nhau

Trải qua giai đoạn đau bụng đẻ 1 và 2 thì nữ giới sẽ bước đến giai đoạn cuối cùng. Lúc này các cơn đau bụng sẽ diễn ra nhẹ hơn, tử cung bắt đầu có xu hướng co lại để bánh nhau bong và xổ ra bên ngoài. Khi đó bác sĩ sẽ lấy hết bánh nhau ra bên ngoài và tiến hành cầm máu cho thai phụ. Phần lớn quá trình mẹ bầu sinh con đầu lòng thường có thời gian rặn đẻ kéo dài trong khoảng 12 tiếng. Còn với những mẹ sinh con thứ thì giai đoạn đau bụng đẻ sẽ diễn ra ngắn hơn và chỉ kéo dài khoảng 8 tiếng là xong.

Một số câu hỏi về dấu hiệu sắp sinh

Trước khi thực hiện sinh đẻ, nhiều chị em đều có chung những thắc mắc đặt ra cho bác sĩ chuyên khoa phụ sản như:

* Tại sao các cơn gò chuyển dạ lại gây đau?

Theo y học, tử cung của nữ giới là một bộ phận có thể linh hoạt co giãn khi các mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn. Lúc này tử cung của chị em sẽ co bóp mạnh nhằm đẩy em bé ra bên ngoài cơ thể. Mức độ các cơn đau bụng chuyển dạ còn phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như kích thước em bé, các cơn co thắt, tốc độ cơn co đau và ngôi thai.

Các cơ vùng bụng sẽ tạo áp lực lớn lên cơ thể như lưng, bàng quang, ruột và đáy xương chậu khi tử cung thực hiện co bóp mạnh. Những cơn co bóp xuất hiện khiến nhiều chị em cảm thấy đau đớn dữ dội mỗi khi rặn đẻ. Bên cạnh đó, những mẹ bầu có tâm lý lo sợ, sợ hãi, run rẩy, hồi hộp trước khi sinh cũng sẽ khiến các cơn đau đẻ xuất hiện trở nên nghiêm trọng hơn. Để có thể hạn chế các cơn đau đẻ diễn ra quá mức thì mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên các loại thuốc giảm đau này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nên mẹ bầu cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

* Đau đẻ có giống đau bụng kinh hay không?

Theo những chị em đã từng thực hiện sinh đẻ cho biết, các biểu hiện của cơn đau đẻ có đặc điểm gần giống với những cơn đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, các cơn đau khi thực hiện sinh con thường diễn ra mạnh mẽ hơn và xuất hiện với tần suất nhiều gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu. Tại vị trí vùng bụng dưới, vùng hông và vùng lưng là những nơi mà các cơn đau bụng đẻ diễn ra mạnh mẽ nhất.

Nguyên nhân xuất hiện những cơn đau bụng đẻ này thường do em bé nằm theo hướng đường sinh và đè vào các dây thần kinh cảm giác nên tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ liên tục được diễn ra. Rất hiếm có những trường hợp mẹ bầu đi đẻ mà không xuất hiện những cơn đau co thắt. Ngoài ra, cơn bụng đau đẻ cũng xuất hiện nhiều điểm khác biệt so với những cơn đau bụng đi ngoài. Đối với những cơn đau đẻ xuất hiện nhiều ở vùng háng, bụng và đùi còn những cơn đau bụng đi ngoài thì lại chỉ tập chung ở khu vực hậu môn.

* Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh?

Nhiều chị em đặt ra câu hỏi rằng liệu buồn nôn có phải là một trong những dấu hiệu sắp sinh hay không thì câu trả lời sẽ là có. Mẹ bầu ở những tháng cuối của thai kỳ khi bước vào tuần thứ 29 đến 40, lúc này em bé đã phát triển với kích thước to và tử cung của người mẹ có thể bị đè ép vào đường tiêu hoá, gây ra những cảm giác đau đớn, buồn nôn và nôn mửa. Khi thai phụ cảm thấy cơ thể luôn trong tình trạng buồn nôn thì không cần phải quá lo lắng nhiều nhé vì đây được xem là một trong những dấu hiệu đau bụng đẻ thường gặp ở phụ nữ chuẩn bị đến thời kỳ sinh đẻ.

* Cần làm gì khi gần tới ngày “lâm bồn” mà không có dấu hiệu sắp sinh?

Theo dân gian truyền tai nhau, ngày “lâm bồn” sẽ là ngày dự kiến sinh của mẹ bầu. Theo các số liệu thống kê đưa ra thì không phải trường hợp nào các thai phụ cũng sẽ “lâm bồn” theo đúng thời gian đã dự kiến mà có những trường hợp mẹ bầu sẽ sinh trước hoặc có sinh sau thời điểm dự sinh đưa ra.

Đối với những trường hợp các mẹ bầu đến ngày dự sinh nhưng vẫn chưa thấy em bé có động tĩnh nào thì hãy nhanh chóng đến địa chỉ y tế uy tín thực hiện kiểm tra về nhau thai, tim thái, nước ối,…để có thể kiểm tra được cơ thể có xuất hiện các biểu hiện gì bất thường hay không. Khi thực hiện thăm khám sớm mẹ bầu sẽ phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm khi bước vào tuần thứ 40 của thai kỳ mà chưa nhận thấy những dấu hiệu gần sinh nào.

Bài viết trên chia sẻ về 12 dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 mà chị em cần lưu ý. Việc nhận biết sớm được những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh có thể giúp nữ giới chuẩn bị một tâm lý vững vàng, chu đáo để có thể chào đón thiên thần đáng yêu của mình. Chị em còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên thì có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline 0325 780 327 hoặc nhấn vào khung chat trên website của phòng khám để được đội ngũ y bác sĩ tư vấn hỗ trợ giải đáp các thắc mắc diễn ra nhanh chóng, kịp thời.

https://phathaithaiha.webflow.io

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường đến phòng khám đa khoa Thái Hà
banner mobiphoneanh-traituvanmienphiChat mobimessenger
Chat Zalo