Hình ảnh cấu tạo bộ phận sinh dục nữ 3D còn trinh chân thực nhất, cách tìm điểm G giúp bạn gái dễ lên đỉnh. Chức năng của cơ quan sinh dục nữ là gì? Kính mời bạn đọc hãy cùng phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Bộ phận sinh dục nữ (cơ quan sinh dục nữ) là cơ quan đảm nhiệm các chức năng sinh lý liên quan đến đường tiểu, nhu cầu sinh lý, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, hình thành và phát triển phôi thai, nuôi dưỡng thai nhi phát triển và thực hiện quá trình sinh nở. Khác với bộ phận sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ thường có cấu tạo đặc biệt hơn, nằm ẩn mình bên trong và được che phủ bởi lớp lông mu bên ngoài.
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ được chia thành 2 phần chính đó là cơ quan sinh dục nữ bên ngoài và bộ phận sinh dục nữ bên trong. Mỗi một phần sẽ lại đảm nhận những nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
Chị em nữ giới hoàn toàn có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy cơ quan sinh dục nữ bên ngoài của mình bằng mắt thường hoặc bằng tay. Cấu tạo bộ phận sinh nữ bên ngoài sẽ bao gồm các bộ phận cụ thể là:
2.1.1. Gò mu (Mons pubis)
Gò mu có tên gọi tiếng anh là Mons pubis, đây là bộ phận có cấu tạo từ việc tích tụ các mô mỡ dưới da, có vị trí nằm nhô cao hơn so với âm hộ. Nữ giới đến độ tuổi dậy thì, lông mu sẽ bắt đầu mọc dần lên, bao phủ lấy phần gò mu và hai môi lớn. Khu vực gò mu còn được đặt với cái tên khác là ngọn đồi vệ nữ, giúp bảo vệ bộ phận sinh nữ khỏi các tác nhân gây hại.
2.1.2. Môi lớn (Labia majora/ Outer lips)
Môi lớn có tên gọi tiếng anh là Labia majora/outer lips với cấu tạo bao gồm hai lớp da bao bọc bên ngoài. Môi lớn được tính từ phần gò mu đến vị trí trước cửa hậu môn, đóng vai trò bảo vệ các cơ quan còn lại của bộ phận sinh dục bên ngoài. Khi nữ giới đến độ tuổi dậy thì, phần môi lớn sẽ được bao phủ bởi một lớp lông mu. Bên cạnh đó, cơ quan môi lớn này còn là nơi chứa các tuyến mồ hôi dầu hoạt động.
2.1.3. Môi bé (Labia minora/ Inner lips)
Môi bé có tên gọi tiếng anh là Labia minora/small lips là một phần của bộ phận sinh dục nữ dễ nhận biết phần bên ngoài, với cấu tạo bao gồm hai lớp da nằm ở phía bên trong của môi lớn. Bộ phận này thường bao quanh lấy lỗ mở của âm đạo, rất mỏng và dễ kích ứng khi gặp phải các tác nhân gây bệnh.
Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà kích thước môi bé sẽ có sự dao động khác nhau, nhưng đa phần môi bé của nữ giới sẽ có chiều dài từ khoảng 4 – 5cm và chiều rộng khoảng 0,5 – 1 cm. Một số bệnh lý liên quan đến môi bé mà nữ giới có thể gặp phải như môi bé dài hơn môi lớn, môi âm hộ bị phì đại,…
2.1.4. Âm vật (Clitoris)
Âm vật có cái tên tiếng anh là Clitoris, hay còn được nhiều chị em gọi là hột le. Vị trí hình thành âm vật là phần nhô ra và là nơi tiếp xúc giữa hai lớp da của môi bé. Gần giống với nữ giới, phần âm vật ở bộ phận sinh dục của nam giới cũng được bao phủ bởi một lớp nếp gấp hay còn được gọi là bao quy đầu. Bộ phận âm vật ở cả nam và nữ giới thường có đặc điểm rất nhạy cảm.
2.1.5. Lỗ âm đạo
Lỗ âm đạo có tên gọi tiếng anh là Vaginal, với cấu tạo bao gồm phần ống dài nối từ âm hộ vào sâu bên trong tử cung. Khi nữ giới thực hiện quan hệ tình dục, phần lỗ âm đạo này thường có khả năng co giãn tốt để thuận tiện cho việc giao hợp và quá trình sinh thường diễn ra. Ngoài ra, lỗ âm đạo còn được gọi với cái tên khác là lỗ cửa mình.
2.1.6. Lỗ niệu đạo
Lỗ niệu đạo có tên gọi tiếng anh là Urethra, nằm ở phía dưới âm vật, cách âm vật khoảng 2cm. Lỗ niệu đạo hay còn được gọi là lỗ tiểu, có nhiệm vụ thực hiện chức năng dẫn nước tiểu đi từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể.
2.1.7. Màng trinh (Hymen)
Màng trinh có tên tiếng anh là Hymen, đây là một lớp mô niêm mạc mỏng có cấu tạo bao quanh lấy lỗ âm vật ở bộ phận sinh dục nữ. Màng trinh đảm nhận nhiệm vụ làm lá chắn nằm ở phía sau môi lớn và môi bé, cách cửa âm đạo từ 1 – 2cm và là ranh giới ngăn cách giữa âm đạo và âm hộ. Thông thường, màng trinh có cấu tạo mềm mại, khả năng co giãn hoặc nếp gấp. Hiện nay có các loại màng trinh như màng trinh không thủng, màng trinh bình thường, màng trinh vách ngăn, màng trinh dạng sàng, màng trinh sau khi sinh con.
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong bao gồm các cơ quan như:
2.2.1. Âm đạo (Vagina)
Âm đạo có tên tiếng anh là Vagina, đây là phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục nữ, có vị trí kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Âm đạo là bộ phận tiếp xúc chính với dương vật khi thực hiện quan hệ tình dục, là nơi sinh thường và cũng là đường dẫn máu kinh chảy ra khỏi cơ thể ở mỗi một chu kỳ kinh nguyệt.
2.2.2. Tử cung (Uterus)
Tử cung hay còn được gọi là dạ con, với cái tên tiếng anh là Uterus. Đây là cơ quan thuộc bộ phận sinh dục nữ phần bên trong và có hình dạng gần giống với quả lê đảo ngược. Tử cung nằm ở vị trí phía giữa bàng quang và trực tràng, bao gồm ống dẫn trứng nối ra hai bên buồng trứng, đảm nhận chức năng hỗ trợ quá trình lưu thông máu trong kỳ kinh nguyệt, giúp phôi thai làm tổ, nuôi dưỡng thai nhi phát triển và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
2.2.3. Cổ tử cung (Cervix uteri)
Cổ tử cung có tên tiếng anh là Cervix, là bộ phận nối giữa âm đạo và buồng trứng, với kích thước từ 2 – 3cm. Hình dạng của cổ tử cung là hình trụ và thường có sự thay đổi trong thời kỳ mang thai.
Cổ tử cung đóng vai trò ngăn chặn các loại vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập và phát triển. Khi nữ giới thực hiện quan hệ tình dục, cổ tử cung sẽ tiết nhiều chất nhầy giúp việc thực hiện quan hệ tình dục diễn ra trơn tru hơn, tinh trùng dễ dàng đi vào gặp trứng hơn.
2.2.4. Buồng trứng (Ovary)
Buồng trứng có tên tiếng anh là Ovary, đây là phần mô nhỏ, hình bầu dục, nằm ở bên trong hố buồng trứng và phía giữa hai bên tử cung. Mỗi một cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong đều có hai buồng trứng. Khi đến độ tuổi dậy thì, buồng trứng sẽ thực hiện nhiệm vụ tiết ra nhiều hormone nữ Estrogen và Progesterone. Không những vậy, buồng trứng còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự rụng trứng, đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng và là cơ quan hỗ trợ quá trình thụ thai diễn ra.
2.2.5. Ống dẫn trứng (Fallopian tube)
Ống dẫn trứng có tên gọi tiếng anh là Fallopian tube, là bộ phận cuối cùng tại bộ phận sinh dục nữ. Ống dẫn trứng thường được gọi là vòi trứng, phần dài ra của tử cung, nằm ở phía bên trong hố chậu. Ống dẫn trứng sẽ có kích thước từ 9 – 12cm, rỗng bên trong và hỗ trợ quá trình tinh trùng di chuyển đến trứng để thụ tinh. Đối với những nữ giới không có nguyện vọng sinh con, thường sẽ chọn phương pháp thắt ống dẫn trứng để ngừa thai vĩnh viễn cho mình.
Bộ phận sinh dục nữ khá phức tạp, gây ra nhiều tò mò cho cảm nam và nữ giới. Trong đó “điểm G” là một đề tài khá thú vị mà nhiều người muốn tìm hiểu. Chắc hẳn nhiều chị em vẫn chưa biết điểm G của mình nằm ở đâu, cách xác định điểm G diễn ra như thế nào?
Điểm G cũng thuộc bộ phận sinh dục nữ, có tên gọi tiếng anh là G-sport hay còn được gọi là điểm Gräfenberg. Đây là một trong những vị trí nhạy cảm trên cơ thể, kích thích ham muốn tình dục, giúp nữ giới đạt được khoái cảm và hưng phấn của mình trong mỗi cuộc yêu. Sự kích thích điểm G diễn ra ở bộ sinh dục nữ sẽ khiến chị em cảm thấy sung sướng, thoả mãn và xuất tinh trong mỗi cuộc yêu.
Điểm G của nữ giới thường có kích thước từ khoảng 3 – 5cm, có vị trí ở phía sau xương mu, gần cơ thắt vòng bàng quang và khu vực niệu đạo. Điểm G ở bộ phận sinh dục của mỗi một nữ giới sẽ có sự thay đổi khác nhau về kích thước, lệch sang trái hoặc phải so với phần trung tâm của âm đạo.
Để quá trình quan hệ tình dục diễn ra trơn tru hơn thì các cặp đôi không được bỏ qua màn dạo đầu cho mình, bởi việc thực hiện màn dạo đầu sẽ kích thích âm đạo tiết ra nhiều chất bôi trơn ở vùng kín hơn. Khi âm đạo đã đủ ẩm ướt, nam giới có thể khám phá điểm G tại bộ phận sinh dục nữ thông qua các bước dưới đây:
Ngoài ra, trên cơ thể của chị em còn xuất hiện rất nhiều điểm nhạy cảm khác:
Bộ phận sinh dục nữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm nhận các chức năng sinh lý, quan hệ tình dục, thụ thai, nuôi dưỡng thai nhi và quá trình sinh nở ở nữ giới. Một số chức năng chính của âm hộ có thể kể đến như:
Tuy âm hộ là một bộ phận rất nhỏ bé trong cơ thể của nữ giới nhưng nó lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc sinh sản, là cơ quan giúp nữ giới tạo ra các khoái cảm cho mình.
Để bảo vệ bộ phận sinh dục nữ an toàn hạn chế các tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra cho mình, nữ giới cần phải lưu ý một số cách chăm sóc sức khoẻ bộ phận sinh dục cho mình dưới đây:
Bài viết trên chia sẻ đến bạn đọc chi tiết về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ 3D. Việc chị em tìm hiểu và nắm bắt được cấu tạo cơ quan sinh dục nữ cho mình sẽ giúp bản thân quan sát được các dấu hiệu bất thường liên quan đến vùng kín. Khi chị em nhận thấy vùng kín xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần phải chủ động thực hiện thăm khám sức khoẻ sớm cho mình tại các địa chỉ y tế uy tín, chất lượng hoặc liên hệ đến số hotline 0325 780 327 để được phòng khám đa khoa Thái Hà hỗ trợ giải đáp kịp thời, nhanh chóng.
https://phathaithaiha.webflow.io