Chiều dài xương đùi thai nhi là một chỉ số quan trọng giúp bác sĩ & mẹ bầu theo dõi tình trạng phát triển của em bé trong từng giai đoạn. Sau đây là bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần do phòng khám đa khoa Thái Hà tổng hợp, mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!
Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]
1. Chiều dài xương đùi thai nhi có ý nghĩa gì?
Chiều dài xương đùi thai nhi mang ý nghĩ quan trọng trong việc nhận định về sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ và cả chiều cao của con trong tương lai, có thể kể đến cụ thể như sau:
Nhận định về tốc độ tăng trưởng của thai nhi: Kiểm tra chiều dài xương đùi của thai nhi theo từng mốc thời gian khi mang thai, sẽ giúp bác sĩ có thể xác định được tốc độ tăng trưởng bình thường của thai nhi, chiều cao trong trương lai (sẽ có thể đánh giá được một phần chứ không thể xác định được chính xác chiều cao thực tế vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố). Khi kiểm tra chiều dài xương đùi và thấy không phát triển theo đúng mốc tăng trưởng tiêu chuẩn thì có thể thai nhi đã gặp tình trạng bất thường đến sự phát triển hoặc chế độ dinh dưỡng có vấn đề.
Xác định những bất thường và vấn đề về sức khỏe: Kích thước xương đùi không đúng với mức độ phát triển của thai nhi hay không phù hợp số tuần tuổi, có thể là biểu hiện của những bất thường hoặc những vấn đề liên quan đến sức khỏe khác. Khi đó, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu thực hiện thêm một vài xét nghiệm chuyên sâu và theo dõi sự phát triển của thai nhi cẩn thận hơn.
Đánh giá sự phát triển tổng thể của thai nhi: Chiều dài xương đùi cũng có thể đánh giá được sự phát triển tổng thể của thai nhi. Khi cùng với những thông số khác trên cơ thể như kích thước tổng thể, nhịp tim và sự phát triển của các bộ phận khác trên cơ thể. Nhờ vào toàn bộ những chỉ số đã được xác định phía trên, các bác sĩ có thể đánh giá được sự phát triển và tình trạng sức khỏe của thai nhi.
2. Bảng chiều dài xương đùi thai nhi tiêu chuẩn
Tuần thai
Chiều dài trung bình
Ngưỡng giới hạn
14
14 mm
13 – 15 mm
15
17 mm
16 – 19 mm
16
20 mm
18 – 22 mm
17
23 mm
22 – 26 mm
18
25 mm
25 – 29 mm
19
28 mm
27 – 33 mm
20
31 mm
30 – 36 mm
21
34 mm
32 – 38 mm
22
36 mm
35 – 41 mm
23
39 mm
37 – 45 mm
24
42 mm
40 – 48 mm
25
44 mm
42 – 50 mm
26
47 mm
45 – 53 mm
27
49 mm
46 – 56 mm
28
52 mm
49 – 59 mm
29
54 mm
51 – 61 mm
30
56 mm
53 – 63 mm
31
59 mm
55 – 65 mm
32
61 mm
56 – 68 mm
33
63 mm
58 – 70 mm
34
65 mm
60 – 72 mm
35
67 mm
62 – 74 mm
36
68 mm
64 – 76 mm
37
70 mm
66 – 79 mm
38
71 mm
67 – 81 mm
39
73 mm
68 – 72 mm
40
74 mm
70 – 84 mm
3. Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn hơn tiêu chuẩn có sao không?
Nếu như trong quá trình thăm khám, bác sĩ thấy chiều dài xương đùi thai nhi ngắn hơn so với tiêu chuẩn thì điều này có thể nói lên thai nhi có thể gặp phải một số vấn đề hoặc đang có dấu hiệu bất thường về khả năng phát triển, cụ thể như sau:
Chứng gù lưng: Nếu thai nhi có chiều dài xương đùi ngắn hơn so với mức tiêu chuẩn thì có khả năng là đứa bé đang mắc chứng gù lưng, hay còn có tên gọi khác là chúng lùn. Đây là một khái niệm khác của tình trạng thấp còi, khi mà chiều cao ít hơn 3 lần so với trung bình độ tuổi nhưng vẫn cân đối.
Suy giảm chức năng ống nghẽn: Một số thông kê cho biết về chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn hơn so với tiêu chuẩn, là mối lo ngại liên quan đến suy giảm chức năng ống nghẽn, cung cấp nguồn dinh dưỡng không đủ để nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế, khi chiều dài xương đùi thai nhi ngắn hơn so với tiểu tuần thì đứa bé đó sẽ gặp một số bất lợi như thai nhỏ hơn số tuần tuổi, trẻ em sinh ra sẽ bị nhẹ cân hoặc là sinh non.
Bất thường về số lượng kromosom: Chiều dài xương đùi ngắn hơn so với mức tiêu chuẩn cũng là dấu hiệu cảnh bảo cho mẹ bầu biết về một số tình trạng di truyền như hội chứng Down, hội chứng Patau và hội chứng Edward xảy ra ở thai nhi. Mặc dù đây chỉ là những dấu hiệu có thể xảy ra và không có kết luận chính xác là thai nhi sẽ mắc phải những hội chứng trên. Người mẹ có thể xác định thai nhi có mắc hội chứng Down hay không bằng các đo độ mờ da gáy và dựa vào tiền sử mắc bệnh di truyền của gia đình. Hoặc có thể làm thêm một số các xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán tình trạng của thai nhi trong trường hợp này.
Như phía trên đã cho biết, chiều dài xương đùi thai nhi sẽ nói lên tình trạng sức khỏe ở thai nhi, có nhiều dấu hiệu cần được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá. Hiện tượng chiều dài xương đùi ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và dưới đây sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của thai nhi:
Di truyền
Có một số trường hợp chiều dài xương đùi thai nhi bị ngắn hơn là do yếu tố về di truyền. Các gen của bố hoặc mẹ có thể làm ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của trẻ, khiến cho xảy ra những bất thường so với tiêu chuẩn được đưa ra. Trong thực tế, con cái cũng sẽ di truyền chiều cao từ bố mẹ. Và các yếu tố về mặt di truyền sẽ quyết định 23% chiều dài xương đùi của thai nhi trong trình mang thai. Các yếu tố này sẽ không thể thay đổi trong thời gian thai nghén.
Thai nhi bị suy sản tiểu não
Khi thai nhi bị suy sản tiểu não cũng là nguyên nhân khiến cho chiều dài xương đùi bị ngắn hơn so với tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, nếu thai phụ có những cơn đau bụng bất thường, thì hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Trong giai đoạn mang thai, việc ăn uống của của mẹ bầu cũng là điều hết sức quan trọng, cần phải tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, nghiêm ngặt hơn những người bình thường. Việc duy trì chế độ dinh dưỡng theo quan niệm dân gian, hay người xưa để lại cũng khiến tác động ảnh hưởng đến xương đùi của thai nhi. Ví dụ như nếu mẹ bầu tập trung ăn có nhiều chất đạm mà quên không bổ sung thêm sữa và các thực phẩm có chứa canxi cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của xương, và khiến cho chiều dài xương đùi thai nhi ngắn hơn so với mức tiêu chuẩn.
Chính vì thế, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết vào quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi như là vitamin D, canxi, chất đạm, I ốt, sắt, axit folic, các axit béo không no (DHA, ARA) thì chiều dài xương đùi của thai nhi sẽ phát triển bình thường và đạt được mức tiêu chuẩn.
Thói quen sinh hoạt
Các thói quan sinh hoạt của mẹ bầu sẽ là nguyên nhân khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và đặc biệt là cả chiều dài xương đùi. Nếu vẫn có thói quan không khoa học, có thể kể đến như là uống nước có gas, sử dụng các chất kích thích gồm có cà phê, bia rượu, thuốc lá, thức khuya, ngủ không đủ giấc... thì cũng có thể là nguyên nhân khiến cho thai nhi phát triển không bình thường, và làm cho chiều dài xương đùi bị thay đổi. Không chỉ vậy, tâm lý của mẹ bầu khi mang thai cũng cần phải được quan tâm, giải tỏa căng thẳng, hạn chế stress có thể xảy ra.
5. Các chỉ số siêu âm thai quan trọng
Siêu âm thai là quá trình bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của thai nhi ở bên trong tử cung của người mẹ. Đây là một bước quan trọng trong suốt quá trình mang thai, để có thể chăm sóc được thai nhi, đánh giá được sự phát triển và sức khỏe của đứa bé, cũng như kiểm tra cấu trúc cơ bản và xác định được vị trí của thai nhi có nằm đúng chỗ trong tử cung hay không.
Siêu âm thai nhi sẽ được thực hiện xuyên suốt trong cả quá trình thai phụ mang bầu, bắt đầu từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 40 trong thời gian mang thai. Thời gian cần phải đi siêu âm sẽ phụ thuộc vào mục đích của việc siêu âm và được bác sĩ chỉ định. Sau đây sẽ là các chỉ số siêu âm thai quan trọng mà mẹ bầu cần chú ý mỗi khi thực hiện siêu âm:
Số tuần tuổi thai: Cách xác định số tuần tuổi thai nhi được tính bắt đầu từ ngày thụ tinh. Hoặc cũng có thể được đo bằng cách đo kích thước của thai nhi hoặc tính từ ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt.
Chiều dài xương đùi thai nhi: Chiều dài của xương đùi có thể nói lên một số những thông tin cần thiết như tuổi thai nhi, khả năng tăng trưởng và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Để các thể xác định được những bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi thì cũng có thể dựa vào đường cong tăng trưởng của chiều dài xương đùi.
Kích thước và cân nặng của thai nhi: Quá trình siêu âm thai có thể giúp xác định được kích thước của thai nhi để nhận định thai nhi có đang phát triển bình thường không và đánh giá cân nặng. Cân nặng là một chỉ số rất quan trọng để đảm bảo rằng thai nhi vẫn đang phát triển bình thường và tăng trưởng theo đúng mốc tuần tuổi bình thường của thai nhi.
Dòng chảy của máu: Siêu âm Doppler sẽ sử dụng cho thai phụ để có thể đánh giá được dòng chảy máu trong các mạch máu của thai nhi. Chỉ số này sẽ xác định lượng dinh dưỡng được cung cấp cho thai nhi và sự phát triển thai nhi.
Chiều dài đầu mông: Chiều dài này sẽ được tính từ phần đỉnh đầu đến hết mông của thai nhi. Bởi vì trong những giai đoạn đầu khi mang thai, thai nhi sẽ có xu hướng cuộn mình lại nên rất khó để có thể xác định được chiều dài từ phần đầu đến chân. Cho đến những tháng cuối khi mang thai, thì sẽ chuyển sang đo chiều dài đầu – chân.
Để giúp cho thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh, bình thường thì mẹ bầu cần phải chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh của mình như sau:
Ngủ sớm và ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, vận đồng hợp lý, ăn uống khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Bổ sung các loại rau, chất xơ như là rau cải xoắn, rau bina, bông cải xanh và cải chíp... đây đều là những loại thực phẩm có nhiều chất xơ, canxi, vitamin A, kali cần thiết cho cơ thể.
Tăng cường các loại hạt mỗi ngày khi mang thai, có thể kể đến như là hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt vừng, hạt đậu... để có thể bổ sung thêm hàm lượng canxi cần thiết.
Nạp vào cơ thể những thực phẩm thủy hải sản để cung cấp thêm nhiều canxi trong quá trình mang thai, nếu muốn chiều dài xương đùi thai nhi được phát triển bình thường như là cá chạch, cá mòi , cua biển, hàu, tôm, tép, cua, cá nhỏ, và có thể ăn luôn cả phần xương cá nếu có thể để bổ sung thêm canxi cho cơ thể, tuy nhiên cần phải nấu kỹ cho mềm xương để không bị hóc.
Mỗi ngày cũng nên bổ sung thêm cả sữa bầu, cá hồi, nấm... để bổ sung thêm đạm, và ngoài ra cũng để bổ sung thêm vitamin D có trong trứng, thịt, cá.
Hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm, đồ ăn chế biến sẵn, có chứa nhiều chất bảo quản, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán.
Tuyệt đối không được sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá trong suốt thời gian mang thai.
Toàn bộ quá trình mang thai cũng cần phải được theo dõi cẩn thận, kỹ lưỡng, phối hợp cùng các bác sĩ chuyên khoa để quan sát sự phát triển của thai nhi. Siêu âm đầy đủ, theo đúng mốc thời gian mà bác sĩ chỉ định, tiến hành làm những xét nghiệm lâm sàng để có thể đánh giá được quá trình phát triển và tìm ra những bất thường ở giai đoạn sớm. Việc theo dõi và kiểm tra thường xuyên tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi cũng sẽ phát hiện ra nhanh chóng những bất thường để có phương án xử lý kịp thời.
Trong bài viết, đã tổng hợp đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ bầu cần biết và các giải đáp để cải thiện tình trạng này. Mong rằng, thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết và kiến thức y khoa cho bản thân. Nếu có thêm các câu hỏi, hay thắc mắc mong muốn được giải đáp, bạn có thể liên hệ đến hệ thống tư vấn trực tuyến qua số hotline 0325 780 327 hoặc nhắn vào khung chat bên góc màn hình để được giải đáp miễn phí từ các chuyên gia y tế.