Cách làm giảm đau bụng kinh nhanh nhất tại nhà

Tác giả:
phathaithaiha
update on
October 14, 2022
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ tại phòng khám Thái Hà

Cách làm giảm đau bụng kinh (chữa trị) tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong phần lớn trường hợp nữ giới có thể tự chữa tại nhà. Những chị em nào bị đau bụng kinh dữ dội nên đến bệnh viện/phòng khám chuyên sản phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Đau bụng kinh là gì?

đau bụng kinh

Đau bụng kinh còn được gọi là thống kinh (thống là đau), là cảm giác đau vùng bụng dưới, có thể lan xuống lưng và hai đùi do ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản theo ước tính có đến 50% chị em từng trải qua tình trạng này. Cơn đau có thể không giống nhau ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt, thường chỉ ê ẩm ở bụng dưới nhưng cũng có lúc đau dữ dội.

Đau bụng kinh có liên quan trực tiếp đến ngày hành kinh. Một số người bị đau vài ngày trước khi hành kinh, một số thì đau bụng khi đang hành kinh trong khi một số diễn ra vào giai đoạn cuối ngày hành kinh.

Thường thì đau bụng kinh kéo dài khoảng từ 48 - 72h. Các cơn đau dữ dội thường diễn ra trong thời gian ngắn hơn trong khi các cơn đau âm ỉ sẽ kéo dài hơn. Ngoài ra, khi nào máu kinh ra nhiều thì bạn gái sẽ ít đau bụng hơn.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại: nguyên phát và thứ phát

Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát là hiện tượng sinh lý bình thường ở 1-2 năm đầu khi chu kỳ kinh nguyệt mới xuất hiện và chưa ổn định.

Nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát là do tử cung co bóp để tống hết lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc ra ngoài. Dưới tác dụng của hormone prostaglandin do cơ thể tiết ra, tử cung sẽ co bóp siết chặt các mạch máu hạn chế máu và oxy đến tử cung gây cảm giác đau.

Hiện tại vẫn chưa giải thích được chính xác vì sao một số nữ giới bị đau bụng kinh nguyên phát dữ dội hơn người khác. Một số quan điểm cho rằng việc tích tụ prostaglandin khiến tử cung co bóp nhiều hơn, gây ra đau bụng dữ dội hơn.

Đau bụng kinh thứ phát

Là hiện tượng đau bụng kinh do các bệnh phụ khoa ở vùng chậu gây ra, xảy ra 1-2 tuần trước khi có kinh và kéo dài cho đến khi hết kinh một vài ngày.

Đau bụng kinh thứ phát thường gặp ở các chị em có tuổi từ 30 - 45. Nguyên nhân thường liên quan đến prostaglandin, tăng trương lực cơ tử cung do có tắc nghẽn ở cổ tử cung, u trong tử cung hoặc sự xuất hiện của “vật thể lạ” ở tử cung. Cụ thể là do các bệnh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, đặt dụng cụ tử cung…

  • Đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung: Hiện tượng lớp nội mạc tử cung bị bong tróc nhưng không theo máu kinh ra ngoài mà lạc sang các vị trí khác trong cơ thể như vòi trứng, buồng trứng, mặt sau tử cung, bàng quang hoặc ở phần dưới đường tiêu hóa. Chị em bị đau bụng kinh dữ dội và ra máu ồ ạt, kèm theo hội chứng ruột kích thích như mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón…
  • U xơ tử cung: Là sự xuất hiện của các khối u (lành tính) ở cơ trơn tử cung. Căn cứ vào vị trí và kích thước khối u mà chị em có các biểu hiện khác nhau, thường gặp nhất là hiện tượng đau bụng kinh âm ỉ ở vùng bụng dưới, ra máu âm đạo bất thường, đi tiểu thường xuyên và đau khi quan hệ…
  • Viêm vùng chậu: Là danh từ chung chỉ hiện tượng viêm nhiễm của toàn bộ cơ quan sinh sản trên của nữ giới như tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) gây ra. Một số dấu hiệu viêm vùng chậu đáng lưu ý bao gồm đau vùng bụng dưới, sốt, ra dịch âm đạo bất thường, đau khi giao hợp…
  • Dụng cụ tránh thai (IUD): Là dụng cụ y tế dạng chữ T được đặt vào lòng tử cung, có tác dụng tránh thai kéo dài nhiều năm. IUD được làm từ đồng, từ nhựa dẻo hoặc hoặc vòng Mirena (có chứa nội tiết) cho hiệu quả tránh thai cao, đơn giản, rẻ tiền. Khuyết điểm của IUD là có thể gây đau bụng kinh dữ dội do co bóp cơ tử cung, hoặc ra nhiều khí hư và rong huyết vài chu kỳ đầu sau khi đặt.

Hầu hết các cơn đau bụng kinh thứ phát đều diễn ra dữ dội và kéo dài hơn so với bình thường, kèm theo các triệu chứng điển hình như rối loạn kinh nguyệt, ra nhiều khí hư bất thường, có mùi hôi và đau khi quan hệ tình dục…

Cách làm giảm đau bụng kinh nhanh nhất tại nhà

Cách làm giảm đau bụng kinh tại nhà

Cách làm giảm đau bụng kinh hay chữa trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Nếu chỉ là hiện tượng sinh lý thì có thể điêu

Cách giảm đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát là hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại. Chị em có thể tự làm giảm đau bụng kinh tại nhà khá đơn giản và hiệu quả.

  • Chườm hoặc tắm nước nóng: Tắm nước nóng giúp cơ thể thư giãn và điều hòa, còn chườm nóng bụng dưới sẽ khiến cho máu ở vùng chậu lưu thông, tử cung co thắt nhịp nhàng hơn nên giúp giảm đau vùng bụng dưới hiệu quả. Bạn gái có thể chườm nóng vùng bụng bằng chai nước nóng, túi chườm nhiệt hoặc miếng dán giữ nhiệt.
  • Uống nước ấm: Đây cũng là một cách giảm đau bụng kinh đơn giản và hiệu quả. Khi bạn uống khoảng 300ml nước ấm vào cơ thể, cơ bụng được thả lỏng, trở nên dễ chịu hơn.
  • Massage vùng bụng dưới: Đặt tay lên vùng bụng dưới và massage theo hướng vòng tròn sẽ giúp cho phần cơ bụng giãn ra, giảm thiểu sự co bóp đột ngột của tử cung, cơn đau bụng cũng giảm đi rõ rệt.
  • Sử dụng gừng tươi: Gừng tươi giã nhỏ, đắp lên vùng bụng trong tầm 5-7 phút (có thể kết hợp với xoa bóp) để tính nóng của gừng phát huy tác dụng giảm đau bụng kinh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau là cách chữa đau bụng kinh nhanh và hiệu quả, chỉ trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc thì bạn gái sẽ hết sạch cơn đau. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như viêm dạ dày, gây hại cho gan và thận nếu lạm dụng trong thời gian dài.
  • Ăn ngải cứu: Ngải cứu là vị thuốc Đông y chữa điều hòa kinh nguyệt và làm giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bạn gái có thể giã nát và vắt lấy nước uống ngải cứu hai lần mỗi ngày hoặc nếu không thì hấp cách thủy hoặc rán trứng tráng ngải cứu sẽ dễ ăn hơn.
  • Thuốc tránh thai: Dùng thuốc tránh thai hàng ngày vừa cho tác dụng tránh thai, vừa giúp bạn gái chữa đau bụng kinh hiệu quả. Bởi vì thuốc tránh thai làm giảm lượng hormone prostaglandin gây co bóp tử cung và làm mỏng niêm mạc tử cung nên tử cung không phải co bóp nhiều để tống máu kinh ra ngoài.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ ngày 2 lần, thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 tiếng một lần khi hành kinh có tác dụng ngăn chặn viêm nhiễm vùng kín và giúp bạn gái bớt cảm giác bí bách, khó chịu.
  • Xoa dầu, dán cao nóng: Nếu chị em không có thời gian rảnh thì có thể áp dụng cách chữa đau bụng kinh nhanh nhất bằng xoa dầu nóng hoặc dán cao lên vùng bụng, sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, vùng bụng dễ chịu hơn.
  • Tập thể dục hằng ngày: Duy trì tập thể dục thường xuyên để cơ thể giải phóng hormone endorphin và giảm thiểu hormone prostaglandin, vừa khiến tinh thần trở nên tích cực, hưng phấn vừa giảm thiểu được đau bụng khi hành kinh. Tuy nhiên, trong những ngày hành kinh thì bạn gái chỉ nên thực hành một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe…
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ăn các loại rau quả, trái cây chứa vitamin C, B6, E có nhiều trong đu đủ, bông cải xanh, gạo lứt,.... Giảm lượng chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, tinh bột, kiêng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, coffee….
  • Giảm căng thẳng, stress: Việc giữ cho tinh thần luôn ở trạng thái thoải mái, vui vẻ, loại bỏ các áp lực từ công việc, cuộc sống sẽ khiến cho cơ thể chị em thả lỏng, hạn chế tối đa những khó chịu và cơn đau bụng dữ dội mỗi khi hành kinh.
  • Làm ấm bàn chân: Trong lòng bàn chân có những huyệt đạo liên quan đến vùng chậu, chỉ đơn giản là xoa bóp lòng bàn chân hoặc ngâm chân trong nước muối ấm cũng giúp bạn gái giảm đi cơn đau bụng kinh.  
  • Tránh tiếp xúc lạnh: Thân nhiệt giảm sẽ khiến cho cơ tử cung co lại, đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn.
  • Một số thuốc Đông y khác: Bài thuốc bát trân thang với sự kết hợp của các vị thuốc quý như thục địa, bạch thược, bạch linh, xuyên khung, đảng sâm, cam thảo, bạch truật, đương quy có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu, chữa đau bụng kinh và khắc phục rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, thuốc Đông y có một số nhược điểm như: nồng độ dược lực không ổn định, thường phải sắc thuốc để uống, thuốc thường rất đắng….

Cách chữa đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát thường do các bệnh phụ khoa ở vùng chậu gây nên. Chị em cần đến các bệnh viện/phòng khám chuyên khoa để khám và điều trị. Cụ thể:

  • Chữa đau bụng kinh do viêm vùng chậu cần phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị.
  • Còn nếu đau bụng do đặt vòng tránh thai thì cần lấy dụng cụ tử cung ra và thay thế bằng các biện pháp tránh thai khác.
  • Lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung thường được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật căn cứ vào nhu cầu và mong muốn của người bệnh.

Bị đau bụng kinh khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đau bụng kinh là hiện tượng hết sức bình thường ở nữ giới. Nếu như bạn gái chỉ đau bụng ở mức độ bình thường, không có kèm theo các triệu chứng bất thường nào khác thì có thể tự khắc phục tại nhà mà không cần đi khám bác sĩ.

Nếu như bạn gái đột ngột bị đau bụng kinh dữ dội, cơn đau bụng kinh không theo chu kỳ kinh nguyệt hoặc đi kèm các triệu chứng như rong kinh, rong huyết… thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản để thăm khám và điều trị.

Phòng khám 11 Thái Hà là địa chỉ chuyên khoa khám và điều trị bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Hiện nay phòng khám đang có chương trình "Ưu Đãi" cực kỳ hấp dẫn dành riêng cho nữ giới chỉ với 320.000 đồng, bạn sẽ được kiểm tra tổng thể tình trạng sức khỏe của bản thân. Để nhận được "Khuyến Mại" các bạn vui lòng đăng ký qua hệ thống tư vấn của website ở góc màn hình.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: “Cách làm giảm đau bụng kinh nhanh nhất tại nhà” và những kiến thức liên quan. Chúng tôi mong rằng những kiến thức được chia sẻ giúp chị em nữ giới vượt qua “ngày ấy” nhẹ nhàng hơn. Chúc chị em luôn xinh đẹp và mạnh khỏe!

-->http://phathaithaiha.webflow.io

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường đến phòng khám đa khoa Thái Hà
banner mobiphoneanh-traituvanmienphiChat mobimessenger
Chat Zalo