Bị băng huyết sau khi phá thai, chị em nên cẩn thận

Tác giả:
phathaithaiha
update on
April 7, 2023
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ tại phòng khám Thái Hà

Băng huyết sau phá thai là một trong những biến chứng dễ gặp phải nếu chị em phá thai không an toàn thường là tự ý phá thai tại nhà hoặc các cơ sở y tế hoạt động chui không được cấp phép. Đây là các triệu chứng rất nguy hiểm do khiến cơ thể mất đi một lượng máu lớn, sẽ đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến thức về tình trạng băng huyết sau phá thai để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bạn muốn biết: Dấu hiệu phá thai bằng thuốc thành công.

Băng huyết sau phá thai cần hết sức lưu ý

Băng huyết sau khi phá thai là gì?

Băng huyết sau phá thai là tình trạng chảy máu ở tử cung do quá trình phá thai thực hiện không đảm bảo theo quy định của ngành Y tế. Băng huyết chiếm 25% nguyên nhân gây tử vong ở nữ giới sau phá thai.

Một số triệu chứng dễ nhận biết:

  • Băng huyết khiến cơ quan sinh dục nữ giới bị chảy một lượng máu lớn, máu chảy nhiều, ồ ạt, máu có thể loãng hoặc lẫn với máu cục.
  • Tử cung bị tăng về kích thước, to ngang, tử cung mềm nhão, không tìm thấy khối cầu an toàn trên xương bệ do máu bị ứ động trong tử cung.
  • Đau bụng kéo dài, dữ dội
  • Các triệu chứng toàn thân do mất máu nhiều như: choáng váng, đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, nôn, buồn nôn, sốc mất máu...

Nguyên nhân gây băng huyết sau khi phá thai là gì?

Băng huyết sau phá thai không phải là hiện tượng hiếm gặp, thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Do bác sĩ tay nghề yếu kém: Các thủ thuật phá thai tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm. Do đó, nếu thực hiện phá thai tại những cơ sở có chất lượng kém, bác sĩ không có chuyên môn nguy cơ xảy ra biến chứng băng huyết là rất cao.
  • Do tử cung yếu: Những nữ giới đã từng có tiền sử phá thai, hoặc tử cung bị dị dạng bẩm sinh, tử cung mỏng, yếu, u xơ tử cung...sẽ rất dễ bị tổn thương, dẫn đến băng huyết.
  • Do áp dụng phương pháp phá thai không phù hợp: Tùy vào từng độ tuổi thai, tình trạng, vị trí thai, sức khỏe thai phụ mà bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp phá thai khác nhau. Hiện nay có một số biện pháp phá thai an toàn như: phá thai bằng thuốc, hút thai chân không.... Trước khi tiến hành, bạn cần khám sức khỏe tổng quát để quyết định áp dụng phương pháp nào cho phù hợp nhất.
  • Do chất lượng trang thiết bị yếu kém: Thực hiện phá thai tại những cơ sở y tế có trang thiết bị thô sơ, lạc hậu, không đảm bảo vô trùng sẽ làm tăng  nguy cơ bị biến chứng băng huyết.

Cần làm gì khi bị băng huyết sau phá thai?

Khi bị băng huyết, việc cần thiết nhất là nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp chờ đợi xe cứu thương đến, người nhà cần thực hiện sơ cứu theo các bước sau:

  • Để người bệnh nằm ngửa, chân cao hơn đầu.
  • Đặt người bệnh nằm ở nơi thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ, hạn chế tiếng ồn.
  • Nằm cố định và bắt chéo 2 chân vào nhau để hạn chế máu chảy.
  • Không nằm gối đầu cao.
  • Sau đó, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng băng huyết sau khi phá thai. Do dung lượng bài viết có hạn nên nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay đến Phòng khám đa khoa Thái Hà địa chỉ phá thai an toàn tại số 11 - Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội bằng cách gọi điện đến số 0325.780.327 hoặc click vào hệ thống chat dưới màn hình.

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường đến phòng khám đa khoa Thái Hà
banner mobiphoneanh-traituvanmienphiChat mobimessenger
Chat Zalo