Viêm âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Tác giả:
phathaithaiha
update on
May 26, 2023
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ tại phòng khám Thái Hà

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến nhất, cứ 10 nữ giới thì 9 người từng mắc bệnh. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng & điều trị viêm âm đạo để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Viêm âm đạo tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây vô sinh hiếm muộn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của nữ giới.

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

1. Viêm âm đạo là gì?

viêm âm đạo là gì

Bệnh viêm âm đạo (Tiếng Anh: Vaginitis) là tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo với các biểu hiện như âm hộ và âm đạo sưng tấy, tiết nhiều dịch gây ngứa ngáy khó chịu.

Nguyên nhân thường gặp của viêm âm đạo là sự mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo hoặc sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng, hoặc do sự suy giảm nồng độ estrogen ở chị em mãn kinh hoặc do rối loạn da…

Các dạng viêm âm đạo thường gặp là:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo: Hệ vi sinh ở âm đạo là cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại. Khi môi trường âm đạo mất cân bằng thì vi khuẩn có hại sẽ phát triển quá mức vượt các vi khuẩn có lợi.
  • Nhiễm nấm âm đạo: Nấm âm đạo Candida albicans luôn tồn tại một lượng nhất định trong môi trường âm đạo. Trong điều kiện thuận lợi, nấm Candida sẽ phát triển và gây ra viêm ngứa âm đạo.
  • Trùng roi Trichomonasis: Là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do kí sinh trùng Trichomonasis gây ra, cũng dẫn đến viêm âm đạo.
  • Viêm teo âm đạo: Thường gặp ở chị em mãn kinh có nồng độ estrogen suy giảm, niêm mạc âm đạo trở nên mỏng hơn nên dễ bị kích ứng, dẫn đến viêm nhiễm.

2. Nguyên nhân viêm âm đạo

Vi khuẩn, nấm, trùng roi là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm âm đạo. Ngoài ra còn có những yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.

nguyên nhân viêm âm đạo

2.1. Nguyên nhân viêm âm đạo trực tiếp

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn:

Thông thường hệ vi khuẩn trong âm đạo luôn cân bằng, loại vi khuẩn có lợi (lactobacilli) sẽ nhiều hơn vi khuẩn có hại (anaerobes) trong âm đạo.

Nếu môi trường âm đạo (pH) mất cân bằng thì các vi khuẩn có lợi khó tồn tại và phát triển được, vi khuẩn có hại sẽ sinh sôi và gây ra viêm nhiễm ở âm đạo.  

Viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra ở cả những người đã quan hệ và chưa quan hệ tình dục, nguy cơ cao hơn ở những người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới.

  • Viêm âm đạo do nấm Candida:

Sinh vật nấm Candida albicans luôn tồn tại một lượng nhất định ở các bộ phận cơ thể như âm đạo, miệng, nếp gấp da và móng tay… Trong môi trường ẩm ướt kéo dài, chúng sẽ phát triển và gây ra nhiễm trùng cho các bộ phận này.

Viêm âm đạo do nấm Candida thường gặp ở chị em mang thai, mắc bệnh tiểu đường hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức khiến các vi khuẩn cộng sinh có lợi bị tiêu diệt…

Viêm âm đạo do nấm Candida ít lây truyền qua đường tình dục nhưng vẫn cần kết hợp điều trị cùng với bạn tình.

  • Viêm âm đạo do Trichomonas

Trichomonas là một loại ký sinh trùng đơn bào chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Sinh vật này lây lan từ bộ phận sinh dục của nam sang nữ và gây ra viêm nhiễm ở đường âm đạo

  • Viêm âm đạo do virus

Hai loại virus phổ biến gây ra viêm âm đạo bao gồm virus Herpes (mụn rộp sinh dục) và virus Human papillomavirus (u nhú sinh dục). Chúng lây lan chủ yếu qua con đường tình dục.

2.2. Nguyên nhân gián tiếp gây viêm âm đạo

  • Vệ sinh vùng kín: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc không đúng cách như sử dụng hóa chất có tính tẩy rửa mạnh, thụt rửa âm đạo hoặc vệ sinh từ sau ra trước… là những nguyên nhân gây viêm âm đạo thường gặp ở nhiều chị em.
  • Hệ nội tiết bị rối loạn: Rối loạn nội tiết khiến môi trường âm đạo mất cân bằng, tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, tấn công niêm mạc âm đạo và gây bệnh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Không chú ý vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục, quan hệ tình dục thô bạo hoặc quan hệ bừa bãi nên mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng dẫn đến viêm âm đạo.
  • Suy giảm sức đề kháng: Sức đề kháng của cơ thể suy giảm khiến cho môi trường âm đạo biến đổi, vi khuẩn có hại dễ phát triển và gây bệnh viêm âm đạo.
  • Kỹ sinh trùng: Các vi sinh vật như giun kim, ghẻ và chấy cũng có thể gây ra viêm âm đạo.
  • Các nguyên nhân khác: Mặc đồ lót bó sát, không sạch sẽ; nguồn nước vệ sinh nhiễm bẩn; sử dụng hóa chất như thuốc xịt âm đạo, thuốc diệt tinh trùng…

3. Dấu hiệu & triệu chứng viêm âm đạo

triệu chứng viêm âm đạo


Các triệu chứng viêm âm đạo điển hình rất dễ nhận biết như:

  • Khí hư bất thường: khí hư ra nhiều, có mùi hôi hoặc màu sắc khác lạ.
  • Ngứa âm đạo
  • Đau khi giao hợp
  • Đau buốt khi tiểu tiện
  • Xuất huyết nhẹ ở âm đạo
  • Vùng âm đạo nổi mụn

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà dấu hiệu viêm âm đạo cũng có một số đặc điểm khác biệt, dễ nhận biết nhất là dựa vào màu sắc khí hư…..

  • Biểu hiện của viêm âm đạo do vi khuẩn: Dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc xám, kèm mùi hôi tanh, nồng hơn khi quan hệ tình dục, khi rụng rứng hoặc khi có kinh nguyệt.
  • Triệu chứng của viêm âm đạo do nấm men: Triệu chứng đặc trưng là cảm giác ngứa dữ dội, bỏng rát; khí hư màu trắng đục, dạng lỏng như nước hoặc đặc như mủ, có kèm từng mảng lợn cợn như bã đậu, chị em đau khi đi tiểu và đau khi quan hệ tình dục…
  • Dấu hiệu của viêm âm đạo do trùng roi: Khí hư loãng, màu vàng xanh, đôi khi có các bọt khí nhỏ li ti, cảm giác ngứa ngáy như có con gì bò trong âm đạo, chị em đau và nóng rát khi tiểu tiện, đau khi quan hệ tình dục…

4. Chẩn đoán viêm âm đạo dễ không?

Để chẩn đoán bệnh viêm âm đạo, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng và tiến hành khám thực thể bằng cách quan sát bên ngoài âm đạo, sau đó sử dụng mỏ vịt banh âm đạo để kiểm tra niêm mạc thành âm đạo, cổ tử cung và dịch âm đạo.

Các xét nghiệm mà bác sĩ có thể đề nghị bao gồm:

  • Soi tươi khí hư: Lấy dịch âm đạo để soi trên kính hiển vi nhằm kiểm tra viêm âm đạo do những nguyên nhân nào.
  • Đo pH: Dùng que thử pH hoặc giấy pH để kiểm tra độ pH âm đạo, nếu pH âm đạo tăng cao thì chị em bị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc Trichomonas.
  • Các xét nghiệm khác: Nếu cần thiết, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn nếu nghi ngờ chị em bị viêm âm đạo do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

5. Cách điều trị viêm âm đạo hiệu quả

Phương pháp điều trị viêm âm đạo phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây viêm nhiễm. Tất cả các nguyên nhân gây viêm âm đạo đều có thuốc điều trị, đa số là dùng thuốc kháng sinh tại chỗ (thuốc đặt âm đạo) hoặc thuốc kháng sinh toàn thân (thuốc uống) nếu viêm nặng.

điều trị viêm âm đạo

5.1. Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc

  • Chữa viêm âm đạo do nấm men cần kết hợp cả thuốc uống và thuốc đặt âm đạo. Nhiều chị em thường tùy tiện dùng thuốc điều trị nấm men không kê đơn trong thời gian dài mà không hiệu quả. Bác sĩ chuyên khoa cho biết ngay cả khi chị em đã từng bị nhiễm trùng nấm men và bệnh tái phát thì vẫn cần phải đến bệnh viện khám lại để có đơn thuốc mới.
  • Điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn cần dùng kháng sinh theo đường uống hoặc đường đặt âm đạo dưới dạng thuốc viên, dạng kem hoặc gel.
  • Điều trị viêm âm đạo do trùng roi chỉ cần dùng một liều kháng sinh theo đường uống là đủ, cần kết hợp điều trị với cả bạn tình để ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Viêm âm đạo do teo âm đạo ở phụ nữ mãn kinh cần phải bổ sung hormone estrogen theo đường uống hoặc dạng kem.
  • Ngoài ra, nếu viêm âm đạo do sử dụng các sản phẩm hóa học như xà bông hoặc bột giặt, băng vệ sinh hoặc tampon… thì nên ngừng sử dụng các sản phẩm này.

Lưu ý:

Nếu như các loại thuốc điều trị viêm âm đạo không thể khắc phục được triệu chứng thì cần phải kiểm tra lại nguyên nhân gây bệnh để đổi thuốc khác.

Bệnh nhân cần phải uống thuốc theo đơn. Thuốc trị viêm âm đạo tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi lẫn có hại nên việc tùy tiện dùng thuốc có thể dẫn đến tình trạng loạn khuẩn, khó điều trị dứt điểm.

5.2. Chữa viêm âm đạo bằng kỹ thuật Ozone tại phòng khám Thái Hà

chữa viêm âm đạo bằng kỹ thuật ozone

Hiện nay tại phòng khám đa khoa Thái Hà đang ứng dụng kỹ thuật OZONE trong điều trị viêm âm đạo mang lại nhiều ưu thế vượt trội:

  • Kỹ thuật Ozone là một biện pháp vật lý trị liệu, hỗ trợ điều trị viêm âm đạo do các tác nhân như E.coli, tụ cầu vàng, nấm Candida albicans và một số loại vi khuẩn khác.
  • Điều trị viêm âm đạo với sự hỗ trợ của kĩ thuật Ozone có thể tăng hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh lên đến 99.98%, tỉ lệ khỏi bệnh cao.
  • Chị em hoàn toàn có thể yên tâm rằng kĩ thuật Ozone không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến độ pH trong môi trường âm đạo.
  • Phương pháp điều trị OZONE tiêu diệt triệt để mầm bệnh, không lo bệnh tái phát.

5.3. Một số bài thuốc chữa viêm âm đạo tại nhà

Lá trầu không, chè xanh, tỏi, húng quế, dấm táo, nước muối… là phương thuốc chữa viêm âm đạo từ ngàn xưa được các bà, các mẹ sử dụng:

  • Lá trầu không:

Theo y học cổ truyền, lá trầu không vị cay nồng, tính ấm, có khả năng diệt trừ nhiều chủng khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lị.

Để chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không, chị em rửa sạch lá cho vào nồi, cho thêm một ít muối đun sôi trong tầm 15 phút rồi đổ ra chậu nhỏ, xông hơi vùng kín. Khi nước nguội thì đem rửa âm đạo, tiến hành 2-3 lần/tuần.

  • Lá chè xanh:

Tinh chất kháng khuẩn trong lá chè xanh có thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm Candida gây ra viêm âm đạo. Chị em chỉ cần rửa sạch và đun nước lá trà xanh để rửa vùng kín hàng ngày thì các triệu chứng viêm âm đạo sẽ giảm.

Cách khác là giã nhỏ hoặc xay nhuyễn lá trà xanh, chiết lấy nước cốt; rồi pha loãng với nước ấm để rửa âm đạo.

  • Ngải cứu:

Ngải cứu là một dược liệu quý hiếm trong Đông y, giúp bổ máu, điều hòa kinh nguyệt và trị ngứa vùng kín, có thể dùng để chữa viêm âm đạo do nấm, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…

Để chữa viêm âm đạo do ngải cứu, chị em sắc 600ml nước với một nắm lá ngải cứu, đến khi nước cạn còn 100ml thì chia uống 3-4 lần trong ngày. Ngoài ra, chị em có thể lấy 20g ngải cứu đun sôi với 300ml nước để xông hơi vùng kín.

  • Lá húng quế:

Húng quế là bài thuốc trị viêm âm đạo hiệu quả do nó chứa chất oxy hóa và các thành phần kháng khuẩn, diệt nấm mốc, khử mùi.

Chị em bị ngứa ngáy vùng kín, ra nhiều huyết trắng kèm mùi hôi… thì có thể xay nhuyễn lá húng quế, đun sôi trong tầm 2 phút rồi đem xông vùng kín. Khi nước nguội thì có thể dùng nước này rửa vùng kín.

  • Tỏi:

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, có khả năng kháng nhiều loại vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh và cả virus. Để chữa viêm âm đạo bằng tỏi, chị em chỉ cần bổ sung tỏi vào các bữa ăn, ăn trực tiếp hoặc uống nước tép tỏi hàng ngày.

  • Nước muối:

Điều trị viêm âm đạo bằng nước muối là cách đơn giản nhất mà hầu như chị em nào cũng từng thử áp dụng. Chị em chỉ cần lấy một ít muối pha với nước ấm hoặc có thể dùng nước muối pha sẵn của nhà sản xuất uy tín để rửa vùng kín, sau đó dùng khăn mềm lau khô vùng kín. Tuy nhiên, muối giữ ẩm và làm vùng trở nên ẩm ướt, dễ gây tác dụng ngược.

  • Dấm táo:

Enzime và các vi khuẩn có lợi trong dấm táo giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo, ức chế sự phát triển của nấm Candida, là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm âm đạo.

Chị em có thể pha dấm táo với nước hoặc trà thảo mộc để uống. Cách khác là pha loãng dấm táo để rửa ngoài vùng kín.

6. Viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Viêm âm đạo không chỉ gây ra nhiều khó chịu, làm gián đoạn sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt tình dục mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới:

  • Gián đoạn sinh hoạt hàng ngày: Các triệu chứng của viêm âm đạo như ra nhiều khí hư có mùi hôi, ngứa ngáy vùng kín, chảy máu âm đạo… khiến chị em khó chịu, chỉ muốn cào, gãi liên tục, không thể tập trung vào học tập và làm việc, đời sống tình dục cũng bị gián đoạn.
  • Gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm: Nhiễm trùng âm đạo sẽ lây lan lên các bộ phận trên của cơ quan sinh sản và gây ra cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu…
  • Vô sinh nữ: Viêm âm đạo khiến cho khí  hư ra nhiều, cản trở sự di chuyển của tinh trùng vào gặp trứng và làm giảm tỉ lệ thụ thai. Ngoài ra, viêm nhiễm âm đạo còn khiến cho tỉ lệ pH trong âm đạo thay đổi, tinh trùng sau khi vào đến âm đạo có thể bị bất động, rất dễ chết, dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
  • Ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi: Thai phụ bị viêm âm đạo có nguy cơ sảy thai, sinh non; thai nhi có thể bị dị tật, chậm phát triển trí tuệ hoặc lây nhiễm mầm bệnh từ mẹ khi sinh thường.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội: Các tổn thương ở âm đạo do viêm nhiễm gây ra là “cửa ngõ” để các vi sinh vật có hại khác xâm nhập và phát triển, gia tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà…

7. Phòng ngừa viêm âm đạo như thế nào?

Để giảm thiểu nguy cơ viêm âm đạo, chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách như sau:

Vệ sinh hàng ngày: Vệ sinh vùng kín ngày 2 lần sáng/tối bằng dung dịch vệ sinh phù hợp.

Vệ sinh kinh nguyệt: Môi trường máu giàu chất dinh dưỡng, rất thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển nên chị em cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 3,4 giờ; rửa vùng kín sau mỗi lần thay băng; băng vệ sinh phải sạch sẽ, khả năng thấm hút tốt và trong hạn sử dụng.

Vệ sinh giao hợp: Cả nam và nữ đều phải vệ sinh trước và sau khi quan hệ.

Điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày:

  • Không sử dụng xà bông, chất kháng khuẩn hoặc các hóa chất tẩy rửa mạnh, dễ làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
  • Không thụt rửa âm đạo nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng nguồn nước vệ sinh không bảo đảm như ao hồ, kênh rạch để tắm, rửa.
  • Tránh mặc quần lót chật, ẩm ướt, thay quần lót thường xuyên để bộ phận sinh dục luôn khô và sạch, không đưa vật lạ vào âm đạo để lau rửa.

Chế độ ăn uống cân đối phù hợp:

  • Không dùng chất kích thích như rượu, bia hoặc thuốc lá vì chúng khiến vùng kín trở nên nóng, ẩm là điều kiện để vi khuẩn, nấm phát triển.
  • Hạn chế thức ăn cay nóng vì dễ làm cho nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
  • Hạn chế thực phẩm có hàm lượng đạm cao như hải sản; thực phẩm giàu đường, các chất béo, đồ ăn nhiều giàu mỡ cũng khiến cho bộ phận sinh dục nóng ẩm, gia tăng dịch tiết âm đạo và làm chậm hiệu quả điều trị.

Chị em cần khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần và tái khám bác sĩ sau điều trị để tránh viêm âm đạo tái phát.

Viêm âm đạo là căn bệnh quá phổ biến ở nữ giới, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn nhẹ. Chị em quan tâm đến những vấn đề về viêm âm đạo có thể gửi câu hỏi đến phòng khám đa khoa Thái Hà qua hotline 0325 780 327 hoặc click vào link chat cuối màn hình!

Homepage: http://phathaithaiha.webflow.io

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Đường đến phòng khám đa khoa Thái Hà
banner mobiphoneanh-traituvanmienphiChat mobimessenger
Chat Zalo